Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhấtSoạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất trang 92 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề 1 Video hướng dẫn giải Đề 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận TB: - Giới thiệu chung về Truyện Kiều - Vị trí đoạn trích - Giới thiệu hai chị em => đều đẹp: “tố nga”, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” - Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. + Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. + Vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh" - Vẻ đẹp của Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn: ... Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân. + Thúy Kiều lại được tả là "sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân => Đó là nghệ thuật đòn bẩy + Vẻ đẹp lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn + Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn thông minh và tài hoa nữa: giỏi thơ, ca, nhạc hoạ… + Dự cảm về số mệnh: “bạc mệnh” - Nghệ thuật: ước lệ, tượng trung, điển cổ để miêu tả, làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em KB: - Khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em - Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của hai chị em Kiều => cảm hứng nhân đạo. Xem bài văn mẫu: Cảm nghĩ về đoạn trích Chị em Thúy Kiều Đề 2 Video hướng dẫn giải Đề 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận TB: * Giống nhau: - Nguyễn Khuyến và Tú Xương cùng sống trong một thời đại: buổi đầu chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta. - Tâm sự chung: căm ghét chế độ thực dân nửa phong kiến, đau xót cho kiếp đời nô lệ, sự bất lực trước thời cuộc,… - Thân thế và hoàn cảnh của hai nhà thơ khác nhau: Nguyễn Khuyến đỗ đạt, có khoa danh, làm quan 10 năm rồi ở ẩn; Tú Xương tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài, không được bổ nhiệm, cảnh nhà nheo nhóc nghèo túng. - Giọng thơ của hai tác giả khác nhau: + Nguyễn Khuyến: giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, chất chứa suy tư Chứng minh qua bài thơ Thu điếu + Tú Xương: có giọng thơ chế giễu sâu cay, mạnh mẽ, dù viết thành công ở cả thơ trữ tình và thơ trào phúng nhưng mảng trào phúng dữ dội, sâu cay để lại ấn tượng hơn. Chứng minh qua bài thơ Vịnh khoa thi hương KB: - Khái quát lại vấn đề Đề 3 Video hướng dẫn giải Đề 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm - Dẫn dắt vấn đề TB: * Khái quát: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế, giới thiệu về xuất thân những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. * Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: - Trước trận công đồn, họ là những người nông dân cần cù, lam lũ trong đời thường: + Cuộc đời lam lũ, tủi cực: "cui cút làm ăn", "toan lo nghèo khó", "chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ"; "việc cuốc việc cày việc bừa tay vốn quen làm". + Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: "chưa quen cung ngựa", "đâu tới trường nhung"; "tập khiên tập súng tập mác mắt chưa từng ngó". - Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược: + Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình trông tin quan như trời hạn trông mưa, căm thù giặc sục sôi muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ. + Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước một mối xa thư đồ sộ… đâu như lũ treo dê bán chó. + Hành động tự nguyện mến nghĩa làm quân chiêu mộ và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc ("nào đợi", "chẳng thèm", "ra sức đoạn kình", "ra tay bộ hổ"). - Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây: + Tương quan lực lượng quá thiệt thòi, các nghĩa sĩ có vũ khí thô sơ, lực lượng mỏng trong khi kẻ thù hùng hậu, vũ khí hiện đại. + Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn: mến nghĩa làm quân chiêu mộ, ngoài cật có một manh áo vải, hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm dao tu nón gõ… + Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động đánh giặc quyết liệt: các động từ mạnh ("đánh", "đốt", "chém", "đạp", "xô", "hè", "ó"), hành động dứt khoát ("đốt xong", "chém đặng", "trối kệ"), khí thế ngút trời ("coi giặc cũng như không", "liều mình như chẳng có", "trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ", "nào sợ… đạn nhỏ đạn to"). - Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ: + Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao. + Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công… + Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt; giọng văn bi tráng, thống thiết. KB: Khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa cao cả của hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Xem bài văn mẫu: Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Đề 4 Video hướng dẫn giải Đề 4 (trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1) MB: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận TB: * Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: - Xuất thân trong gia đình nhà nho, bố làm quan. - Mẹ ông là vợ thứ. - Ông học rộng tài cao. - Gặp phải biến cố, bị mù mắt. - Quay về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc. - Tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc. => Cuộc đời nhiều trắc trở nhưng cao đẹp, giàu lý tưởng. * Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: - Tư tưởng nhân nghĩa - Tư tưởng yêu nước - Đặc sắc nghệ thuật => Nguyễn Đình Chiểu tiêu biểu cho đạo đức truyền thống, lòng yêu nước thương dân và tinh thần yêu nước chống giặc của người Nam Bộ thời kỳ chống Pháp (lấy dẫn chứng từ cuộc đời và thơ văn như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Chạy giặc). HocTot.Nam.Name.Vn
|