Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắnSoạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 99 siêu ngắn SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Video hướng dẫn giải Câu 1 Biện pháp tu từ Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về phép hoán dụ và dựa vào từng câu để trả lời. Lời giải chi tiết: Giải thích ý nghĩa của những từ in đậm: a. Nhắm mắt xuôi tay: lìa đời, chết, về cõi vĩnh hằng. b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín: hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. c. Áo cơm cửa nhà: cuộc sống chân chất, giản đơn, giản dị của con người Việt Nam. Câu 2 Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: a. - Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa. - Tác dụng: đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". b. - Phép tu từ điệp ngữ “tre”, nhân hóa “chống lại sắt thép của quân thù, xung phong vào xe tăng đại bác”. - Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước. Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ. Câu 3 Nghĩa của từCâu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Dựa vào câu chữ và hiểu biết của em để tìm các thành ngữ. Lời giải chi tiết: - Những dòng thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”. - Ý nghĩa: thành ngữ phê phán những người quá nghe theo ý kiến người khác mà không xem xét kĩ lưỡng, dẫn đến thất bại. Câu 4 Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức bản thân để giải thích. Lời giải chi tiết: - Tre - Măng: Loại cây thường được người Việt Nam dùng để làm những vật dụng trong cuộc sống - Già - Mọc: Ở đây có nghĩa là những cây già sẽ chết để làm chất dinh dưỡng nuôi cây non mọc lên => Ý nghĩa thành ngữ tre già măng mọc: Thế hệ trước sẽ đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế sẽ kế thừa và phát huy nó. HocTot.Nam.Name.Vn
|