Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắnSoạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 113 siêu ngắn SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Video hướng dẫn giải Câu 1 Biện pháp tu từ Câu 1 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Đọc kĩ đề bài, chú ý các từ ngữ in đậm và nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: a. Những từ ngữ in đậm trong các câu trên để diễn tả: - Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời. - mâm bạc: bầu trời. - mâm bể: mặt biển. - chất bạc nén: bình minh dần tỏa sáng cho cảnh vật. b. - Biện pháp tu từ: + So sánh: đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời. + Ẩn dụ: “quả trứng hồng hào” ẩn dụ cho mặt trời, “mâm bạc” ẩn dụ cho bầu trời, mâm bể ẩn dụ cho biển cả, “chất bạc nén” ẩn dụ cho bình minh đang dần lên tỏa sáng cảnh vật. - Tác dụng: + Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. + Sử dụng những từ đặc tả đó giúp cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô hiện lên rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động. Câu 2 Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: a. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn. => Hình ảnh trở nên đặc sắc, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường. b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bày binh bố trận vô cùng khốc liệt. => Làm cho thiên nhiên hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người. Qua đó cũng giúp văn bản sinh động, hấp dẫn và nhấn mạnh sự khốc liệt của cơn bão. Câu 3 Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Tìm những câu văn so sánh trong văn bản. Lời giải chi tiết: - Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động: + Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. + Tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn + Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên biển Đông. - Tác dụng: Làm cho cảnh tượng Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh sức mạnh, vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão. Câu 4 Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ. Phương pháp giải: Viết đoạn văn ngắn đúng hình thức, lựa chọn hình ảnh thiên nhiên (dòng sông, cây cối, cánh đồng…) và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo 1: Cảnh đẹp thiên nhiên gây ấn tượng trong em là con sông nhỏ nằm dọc theo sườn đê nơi quê em. Dòng sông ấy đã chứng kiến và nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ lớn lên, trưởng thành. Những mùa phù sa đỏ rực, dòng sông như giận dữ, mặt đỏ phừng phừng. Nhưng cũng dịu êm, hiền hòa trong những ngày trời lặng. Từng gợn sóng lăn tăn vỗ vào bờ, từng con thuyền nhỏ trôi sông. Những ngày nước trong, ngỡ tưởng nhìn thấy đáy, nhìn vào mênh mông vô tận của dòng sông quê hương. Tuổi thơ em in dấu bóng dòng sông quê, sông quê hương như người mẹ hiền ôm và lưu giữ bao kí ức đẹp trong đời mỗi đứa trẻ nông thôn chúng em. Chú thích: - Câu gạch chân: so sánh. Bài tham khảo 2: Từ núi rừng xa đổ về, dòng sông Tương càng về xuôi càng rộng thêm ra, nước êm đềm xanh biếc. Như một con rồng uốn lượn giữa màu xanh thẫm của đồng lúa, con sông ôm lấy làng Tiên Đô, nơi chôn rau cắt rốn của tôi. Đôi bờ sông là những bãi đay, những ruộng khoai, vạt rau xanh biêng biếc. Nắng giòn tan trải dài con sông. Sông Tương hào phóng đã dành cho trẻ chăn trâu, cho lũ học trò làng tôi một bãi rộng để vật nhau và đá bóng trong suốt mấy tháng hè. Chú thích: - Câu in đậm: ẩn dụ HocTot.Nam.Name.Vn
|