Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 93 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thứcXác định phần dẫn trong các câu sau, cho biết phần đó được dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? Video hướng dẫn giải Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Xác định phần dẫn trong các câu sau, cho biết phần đó được dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? a. Khi chồng ra đi nàng giãi bày nỗi niềm của mình: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu {...}, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. b. Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về dẫn trực tiếp và gián tiếp để xác định. Lời giải chi tiết: a. Phần dẫn: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu [ ... ], chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Phần trên được dẫn theo cách trực tiếp. Dấu hiệu: Phần dẫn được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép. b. Phần dẫn: người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Phần dẫn trên được dẫn theo cách gián tiếp. Dấu hiệu: có lời chỉ dẫn “theo như lời thầy giáo của tôi bảo”, phần dẫn không được đặt
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
a. - Phần dẫn: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu {...}, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. -> Đây là dẫn trực tiếp. Được đặt trong dấu ngoặc kép, trích ý nguyên lời nhân vật. b. - Phần dẫn: người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. -> Đây là dẫn gián tiếp, được dẫn qua lời kể của nhà văn và không được đặt dấu ngoặc kép.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Hãy chuyển cách dẫn trực tiếp trong các câu dưới đây sang cách dẫn gián tiếp. a. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói: “Cha Đản lại đến kìa!”. (Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người_ b. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi”. (Theo Hoàng Vĩnh, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 4/2023) c. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực một tâm trạng: “Dẫu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hàng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”. (Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tầm hồn giàu mơ mộng) Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp để chuyển phù hợp. Lời giải chi tiết: a. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói cha của nó lại đến rồi. b. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định rằng, đối với đồng bào của ông, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào ông. c. Trong “Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực tâm trạng của ông, đó là dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, ông lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những
Xem thêm
Cách 2
a. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói cha thằng bé lại đến. b. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định về việc với đồng bào ông, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh c. Trong “Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực một tâm trạng dẫu có ưa thơ người này, người khác, mỗi lúc buồn ông lại trở về với Lưu Trọng Lư…
Xem thêm
Cách 2
Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 94 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 5-7 câu) có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây, trích dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh. Phương pháp giải: Đưa ra vấn đề nghị luận trong ý kiến từ đó triển khai thành đoạn văn và có trích dẫn ý kiến. Lời giải chi tiết: Bình luận về tài năng của Nguyễn Dữ khi xây dựng hình tượng người phụ nữ trong văn bản “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì. Theo công thức thông thường, người phụ nữ trong xã hội xưa là những người phụ nữ đẹp, có đủ công dung ngôn hạnh. Thậm chí họ còn có tài năng. Đáng ra cần được trân trọng. Nhưng những lễ giáo phong kiến lại ràng buộc và chà đạp họ không thương xót, họ phải chịu những bất công ngang trái và bi kịch, thậm chí là cả cái chết. Nguyễn Dữ đã vượt qua khuôn mẫu thông thường, thể hiện tấm lòng trân trọng ngợi ca với số phận bất hạnh của những người phụ nữ. Nhà văn đã lên tiếng nói bênh vực và thể hiện niềm tin vào họ. Vũ Nương đẹp, công dung ngôn hạnh nhưng chịu số phận bi kịch. Phải sống người chồng hồ đồ độc đoán gia trưởng như Trương Sinh, nên cái chết là tất yếu. Nhưng Vũ Nương khi chết đi, được Linh Phi cứu và sống dưới thủy cung. Người phụ nữ bị oan thì nhất định được giải oan, ngay ở kiếp này chứ không phải ở kiếp khác. Đây chính là điểm mới, vượt qua công thức, khuôn mẫu thông thường về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.
|