Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức

Xác định nghĩa của từ ngữ in đậm trong các khổ thơ của bài thơ Tiếng Việt.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 50 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Xác định nghĩa của từ ngữ in đậm trong các khổ thơ của bài thơ Tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa của từ để xác định nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

+ thao thức: là trằn trọc, trăn trở không sao ngủ được vì có điều phải suy nghĩ, không yên.

+ ăn cầu ngủ quán: không có chỗ ăn, chỗ ở cố định phải ăn ngủ ở ngoài đường.

+ vằng vặc: sáng tỏ, rất rõ ràng.

b.

+ mai: Hay còn gọi cây mơ, thân nhỏ nhiều cành.

+ trúc: Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre.

+ đắng cay: Trạng thái tâm lí đau khổ xót xa.

+ trong trẻo: Rất trong, không pha tạp.

Xem thêm
Cách 2

Câu

Từ in đậm

Giải nghĩa

 

a

thao thức

trằn trọc, trăn trở không sao ngủ được vì có điều phải suy nghĩ, không yên

ăn cầu ngủ quán

không có chỗ ăn, chỗ ở cố định phải ăn ngủ ở ngoài đường

vằng vặc

sáng tỏ, rất rõ ràng

 

b

mai

Hay còn gọi cây mơ, thân nhỏ nhiều cành

trúc

Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre

đắng cay

Trạng thái tâm lí đau khổ xót xa

trong trẻo

Rất trong, không pha tạp.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 50 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Tìm và nêu tác dụng của từ láy được sử dụng trong khổ thơ của bài thơ Tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về từ láy để chỉ ra và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Từ láy: nhọc nhằn; dập dồn.

- Tác dụng: Thể hiện âm thanh của cuộc sống. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sống động và ấn tượng.

b.

- Từ láy: tha thiết; ríu rít; chênh vênh.

- Tác dụng: Thể hiện âm thanh của cuộc sống. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sống động và ấn tượng.

Xem thêm
Cách 2

Câu

Từ láy

Tác dụng

a

nhọc nhằn; dập dồn.

Thể hiện âm thanh của cuộc sống. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sống động và ấn tượng.

b

tha thiết; ríu rít; chênh vênh.

Thể hiện âm thanh của cuộc sống. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sống động và ấn tượng.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 50 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Phân tích tác dụng của thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về thành ngữ để chỉ ra và phân tích tác dụng

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thành ngữ: muối mặn gừng cay; ăn cầu ngủ quán.

- Tác dụng: Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với tác giả và sự cần thiết, không thể thiếu của tiếng Việt với đất nước và con người Việt Nam. Đồng thời làm cho bài thơ thêm ấn tượng với độc giả.

Xem thêm
Cách 2

Thành ngữ

Tác dụng

muối mặn gừng cay

ăn cầu ngủ quán.

Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với tác giả và sự cần thiết, không thể thiếu của tiếng Việt với đất nước và con người Việt Nam. Đồng thời làm cho bài thơ thêm ấn tượng với độc giả.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 50 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn thơ của bài thơ Tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ để xác định và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh “như vị muối…như dòng sông…”.

- Tác dụng: Thể hiện sự gắn bó thân thiết của tác giả và tiếng Việt. Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

b.

- Biện pháp tu từ: So sánh “như bùn,… như lụa…như tơ”.

- Tác dụng: Thể hiện vẻ đẹp mềm mại của tiếng Việt. Từ đó làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc yêu mến, trân trọng cho độc giả.

c.

- Biện pháp: Điệp ngữ “Ai”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta. Đồng thời tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.

d.

- Biện pháp: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ: “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối”.

- Tác dụng: Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi còn người. Đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Xem thêm
Cách 2

Câu

Biện pháp

Tác dụng

a

So sánh “như vị muối…như dòng sông…”

Thể hiện sự gắn bó thân thiết của tác giả và tiếng Việt. Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

b

So sánh “như bùn,… như lụa…như tơ”.

Thể hiện vẻ đẹp mềm mại của tiếng Việt. Từ đó làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc yêu mến, trân trọng cho độc giả.

c

Điệp ngữ “Ai

Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta. Đồng thời tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.

d

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ: “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối”.

Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi còn người. Đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Xem thêm
Cách 2

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close