Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiếtThảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Định hướng Video hướng dẫn giải (trang 77, SGK Ngữ văn 7, tập 1) a) Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết b) Để thực hiện thảo luận nhóm về một vấn đề, cần chú ý: - Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất) - Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt - Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất - Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận Thực hành Video hướng dẫn giải (trang 77, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc (Véc-nơ) hoặc Chất làm gỉ (Brét-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm? Phương pháp giải: Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ Dự đoán các điểm có thể gây tranh cãi Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có) Lời giải chi tiết: 1. Tìm ý và lập dàn ý a. Mở đầu: Nêu vấn đề cần thảo luận: “Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc (Véc-nơ) hoặc Chất làm gỉ (Brét-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực" b. Nội dung chính: - Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ - Nêu các điểm gây tranh cãi. Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực - Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực - Nêu các ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. Ví dụ: Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc là do nhà văn tưởng tượng (không có thực) nhưng liên quan đến chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại… Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực c. Kết thúc Khẳng định lại ý kiến cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận 2. Nói và nghe - Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận - Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp… - Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi - Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt 3. Kiểm tra và chỉnh sửa a. Người nói - Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa: + Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào? + Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì? + Có nêu được các bằng chứng cụ thể không? - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ,... đã phù hợp chưa?) b. Người nghe - Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề trao đổi: sự việc trong truyện khoa học viễn tưởng có thực hay không) - Tập trung chú ý theo dõi người nói - Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng
|