Soạn bài Ông đồ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiếtNgoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị 1 Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới, hoặc tham khảo sách báo, Internet Lời giải chi tiết: Cách 1 Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em còn biết thêm bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Dưới giàn hoa thiên lý (Nguyễn Nhật Ánh),...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ là: Mưa đêm, Thăm lại trường xưa, Thao thức, Trở gió… Một số bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Dưới giàn hoa thiên lý (Nguyễn Nhật Ánh)…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị 2 Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc trước bài thơ Ông đồ, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Đình Liên Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới, hoặc tham khảo sách báo, Internet Lời giải chi tiết: Cách 1 Tiểu sử: + Vũ Đình Liên (1913-1996) + Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội + Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới Sự nghiệp: + Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học + Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc… + Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN. Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)… - Tác giả Vũ Đình Liên: + Vũ Đình Liên (1913 -1996), quê gốc ở Hải Dương nhưng ông sống chủ yếu ở Hà Nội. + Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu của phong trào Thơ mới. + Ngoài sáng tác, Vũ Đình Liên còn nghiên cứu, giảng dạy, dịch thuật. Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc,…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị 3 Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp) Phương pháp giải: Em hãy tham khảo sách báo, internet Lời giải chi tiết: Cách 1 - Chữ Nho có gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nhờ mượn chữ Hán về dùng mà chúng ta bổ sung thêm rất nhiều kho từ cho tiếng Việt - Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn luyện sự kiên trì, tỉ mỉ, chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. + Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật. Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho: Chữ Nho có gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nghệ thuật viết chữ Nho là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Xác định vần và nhịp của bài thơ. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để xác định vần và nhịp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4. - Ngắt nhịp: 2/3, 3/2
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Vần của bài thơ: vần cách. - Nhịp của bài thơ: 2/3 và 3/2. - Vần: vần chân: già – qua, nở - đỏ, hay – bay,… - Nhịp: 2/3, 3/2
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất Lời giải chi tiết: Cách 1 Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên rực rỡ đậm chất mùa xuân Tết đến: hoa đào nở rộ, phố sá đông người qua, ông đồ xuất hiện cùng mực tàu giấy đỏ đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cảnh hiện lên phần đầu bài thơ: hoa đào nở, phố đông người =>không khí đông vui tấp nập của ngày Tết. - Người hiện lên phần đầu bài thơ: ông đồ già với mực tàu, giấy đỏ, bao nhiêu người thuê viết => hình ảnh gần gũi quen thuộc trong mỗi dịp Tết. Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên: Không khí tết nhộn nhịp, với cảnh hoa đào và mọi người đi lại tấp nập. Ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ đã viết chữ cho mọi người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 3 Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Trong khổ 2, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ 2 Lời giải chi tiết: Cách 1 Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết: “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài” “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết: “hoa tay thảo những nét/ như phượng múa rồng bay”. Tài năng viết chữ của ông đồ thể hiện: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc khen ngợi tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 4 Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì? Phương pháp giải: Nêu ý nghĩa của từ “Nhưng” để làm rõ vai trò Lời giải chi tiết: Cách 1 Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thịnh và suy, hoàng kim - thất thế.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò dẫn dắt ý thơ từ khổ trước với khổ sau và tạo bước ngoặt trong cảm xúc của người đọc. Từ “nhưng” thể hiện thời thế của ông đồ đã thay đổi. “Nhưng” như một cánh cửa của hai thời kì thịnh và suy, hoàng kim và thất thế.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 5 Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu? Phương pháp giải: Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối để so sánh sự khác nhau Lời giải chi tiết: Cách 1 Hình ảnh ở khổ thơ cuối mang một nỗi buồn man mác, trống vắng khác hẳn với không khí rộn ràng vui tươi của khổ thơ đầu
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Hình ảnh ở khổ cuối khác với khổ đầu là: không thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ nữa; phố không còn đông đúc tấp nập. Ở khổ thơ cuối là nỗi buồn man mác trống vắng khi những thú vui xưa cũ bị lãng quên khác hẳn với không khi đông vui, rộn ràng ở khổ thơ đầu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 1 Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì? Phương pháp giải: Đọc bài thơ và xác định nhân vật trữ tình, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài thơ viết về ông đồ viết thư pháp thời xưa và sự lãng quên của xã hội với ông đồ. Bài thơ là tiếng nói thẳm sâu tận đáy lòng của tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người xưa
Xem thêm
Cách 2
Cách 4
- Bài thơ Ông đồ viết về ông đồ thời vắng bóng. Nếu như trước kia ông đồ được mọi người yêu mến, ca ngợi thì nay đã bị quên lãng “qua đường không ai hay”. - Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là tác giả Vũ Đình Liên. Đó là niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời. - Bài thơ viết về Ông đồ - người viết câu đối xưa và sự lãng quên của xã hội đối với ông đồ. - Bài thơ là tiếng nói của nỗi lòng tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người cũ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 4
CH cuối bài 2 Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc cả bài thơ và xác định trình tự nội dung. Chỉ ra tác dụng Lời giải chi tiết: Cách 1 Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay. Qua đó thể hiện sự thay đổi và vắng bóng nghệ thuật thư pháp, vắng hình ảnh ông đồ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian: ông đồ thời Nho học thịnh hành và hình ảnh ông đồ khi Nho học suy tàn. - Các trình bày đó có tác dụng giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát tổng thể, thấy rõ được thái độ của khách qua đường đối với người nghệ sĩ. Nội dung của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian: xưa và nay. Qua đó thể hiện sự thay đổi của xã hội.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 3 Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1,2 so với các khổ thơ 3,4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ 4 khổ thơ đầu để so sánh sự khác nhau của hình ảnh ông đồ Lời giải chi tiết: Cách 1 - Khổ 1+2: hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Ngày ấy nghệ thuật thư pháp còn được coi trọng - Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". => Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Hình ảnh ông đồ qua các khổ thơ 1,2 và 3,4 là: + Ở khổ 1,2 ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trong không khí đông vui tấp nập người qua lại còn ở khổ 3,4 ông đồ vẫn ngồi đó nhưng không ai hay. + Ở khổ 1,2 cũng với mực tàu, giấy đỏ người ta ca ngợi tài năng của ông đồ “phượng múa, rồng bay” thì ở khổ 3,4 là hình ảnh ông đồ ế ẩm với “giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu”; người thuê viết vắng bóng. - Những hình ảnh đối lập khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ Nho học và chúng ta thấy được tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận. - Khổ thơ 1, 2: là hình ảnh đẹp, ông đò mang lại niềm vui cho mọi người mỗi dịp tết đến xuân về. - Khổ 3, 4: không khí vắng vẻ, chẳng còn ai thuê ông đồ viết chữ. Qua đó, cho thấy thú vui một thời đó là chơi câu đối đã bị lãng quên, ông đồ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 4 Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó. Phương pháp giải: Xác định các biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng Lời giải chi tiết: Cách 1 * Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài: - Nhân hóa: “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” → Giấy, mực không được động đến nên buồn sầu. Chúng cũng có tâm hồn, cảm xúc như con người. - So sánh: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay” → Tài năng viết chữ của ông đồ. Ông viết đẹp, nghệ thuật như phượng múa, rồng bay.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập (hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai), so sánh (như phượng múa rồng bay), nhân hóa (giấy đỏ buồn, mực sầu)…. Những biện pháp tu từ đó khắc họa hình ảnh ông đồ thời Hán học đã tàn qua đó thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa, đồng thời bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Biện pháp tu từ được thể hiện trong bài thơ: - Nhân hóa: Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu → Giấy, mực cũng có tình cảm giống như con người: buồn - So sánh: Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay → thể hiện tài năng viết chữ của ông đồ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 5 Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao? - Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu… - Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay Phương pháp giải: Đọc và nêu cảm nhận Lời giải chi tiết: Cách 1 Những câu thơ: - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu… - Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay là những câu thơ không chỉ tả cảnh. Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá làm cho giấy, mực, những vật vô tri cũng biết sầu buồn. Phải chăng, cái buồn của bản thân ông đồ cũng làm lây nhiễm sang cảnh vật? Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Lá lại rơi trên giấy không thắm, mưa bụi lại làm cho cảnh vật như nhoè mờ. Ông đồ đã bị lãng quên, càng bị khuất lấp. Những câu thơ như thế đã làm cho bài thơ tạo được cho người đọc ấn tượng và ám ảnh sâu sắc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là một thứ giấy rất mỏng manh chỉ cần một chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Vậy mà “Giấy đỏ buồn không thắm”, không thắm là bởi không được sử dụng nên úa tàn theo năm tháng. Mực là thứ để ông đồ họa chữ, trước khi dùng ông phải mài rồi dùng bút lông để “múa” lên các con chữ, vậy mà nay “Mực đọng trong nghiên sầu” nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đã đợi chờ trong vô vọng. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vô tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay Đầu khổ thơ là hình ảnh mùa xuân với hoa đào nở, nhưng tại sao lại có lá vàng rơi? Hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội. Lá vàng rơi trên giấy để chỉ thế hệ ông đồ tàn phai, đã bị quên lãng. Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa “ngoài giời mưa bụi bay”. Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lớp người. Đó là những câu thơ tả cảnh để ngụ tình bởi vì mượn cảnh giấy đỏ buồn, mực đọng để chỉ tình cảnh đáng thương của ông đồ, mượn cảnh lá vàng, mưa bụi bay để gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội. Những câu thơ trên không chỉ tả cảnh mà còn tả tình. Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, giấy mực cũng có cảm xúc sâu buồn giống như con người khi bị lãng quên. Hình ảnh lá vàng rơi, mưa bụi bay càng gợi sầu buồn, xót xa hơn trước thực tại.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 6 Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào? Phương pháp giải: Trình bày hiểu biết về tục xin chữ và nêu ý tưởng nếu vẽ minh họa cho bài thơ Lời giải chi tiết: Cách 1 Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ cặm cụi ngồi viết thư pháp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu tục “xin chữ” mỗi dịp Tết là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta. Xin chữ đầu năm cũng là một cách để người ta thể hiện sự coi trọng đạo học. Khi ông đồ cho chữ là thực hiện bằng bút lông, mực đen và viết trên giấy đỏ - một loại giấy mỏng trong. Viết chữ trên giấy đỏ để mong muốn một năm may mắn và nhiều tài lộc. Thư pháp có nhiều kiểu chơi, từ những bức liễn nhỏ xíu dùng để treo cây mai đến những bức thư pháp cỡ lớn treo tường, bên cạnh những bức thư pháp viết lên giấy mành, giấy mỹ thuật, viết trên trúc thì còn có cả những sản phẩm thư pháp viết trên gỗ, viết trên bình gốm bát tràng. - Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ ngồi cạnh giấy đỏ và mực đong, bút nghiên gác. - Qua bài thơ Ông đồ, em thấy tục xin chữ hay khai bút đầu năm là một nét đẹp rất riêng của người Việt. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thể hiện việc trọng chữ nghĩa và trọng tri thức cũng như mong một năm mới phúc lộc đầy nhà. - Hình ảnh minh họa ông đồ ngồi cho chữ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài đọc
|