Soạn bài Sang thu SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnEm hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị đọc Câu hỏi (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em quan sát và cảm nhận thiên nhiên đất trời vào khoảnh khắc giao mùa để chia sẻ Lời giải chi tiết: - Các dấu hiệu giao mùa được hiện lên rõ rệt: + mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn… + mùa đông sang xuân: những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm - Đó là thứ cảm xúc chờ đợi nhưng xen chút tiếc nuối. Biết bao những chờ mong về một mùa mới đang dâng trào trong trái tim, những kỉ niệm tươi đẹp về mùa cũ vẫn còn tồn đọng. Trải nghiệm cùng VB 1 Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em đọc kĩ hai câu thơ để hiểu nội dung và chú ý vào những từ ngữ hay, đặc biệt Lời giải chi tiết: - Vắt: trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu. - Tác giả đã lấy sự biến chuyển của không gian (đám mây) để nói đến sự thay đổi của thời gian ( khoảnh khắc mơ hồ lúc giao mùa). → Đám mây chính là nhịp cầu nối kết hai mùa, nó như vẫn vương vấn mùa cũ và đón chào với mùa mới. Trải nghiệm cùng VB 2 Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em phân tích các từ ngữ về mặt từ loại và ý nghĩa để nhận thấy được sự giống nhau giữa các từ chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần Lời giải chi tiết: Cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả được sự thong thả, chậm rãi của sự vật. Và đặc biệt, những từ đó đều diễn tả được trạng thái của các sự vật như chờ mùa thu và lưu luyến mùa hạ Suy ngẫm và phản hồi 1 Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em dựa vào nhan đề và các câu thơ trong bài thơ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu. Dấu hiệu nhận biết: - Nhan đề khái quát được thời điểm khung cảnh - Những tín hiệu qua các từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên: + sương chùng chình qua ngõ + chim bắt đầu vội vã + vẫn còn bao nhiêu nắng + đã vơi dần cơn mưa Suy ngẫm và phản hồi 2 Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em quan sát các câu thơ trong bài và tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện được sự chuyển động của thiên nhiên (thường được tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa) Lời giải chi tiết: Những từ ngữ, hình ảnh: phả, se, chùng chình, vội vã, vắt, vơi → Sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ khi kết hợp nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, thị giác,... để cảm nhận thiên nhiên. Suy ngẫm và phản hồi 3 Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm ngắt nhịp và gieo vần của thể thơ năm chữ em hãy xác định được cách ngắt nhịp và gieo vần của bài Sang thu. Từ đó em nhận xét sự ảnh hưởng của nhịp điệu và gieo vần đến nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: - Ngắt nhịp: 3/2, 2/3 - Gieo vần: chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) → Tác dụng: tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ Suy ngẫm và phản hồi 4 Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em đọc kĩ toàn bài, rút ra được nội dung chính, từ đó nhận biết chủ đề của tác phẩm Dựa vào chủ đề của tác phẩm em hãy liên tưởng đến cảm xúc của tác giả, từ đó rút ra được thông điệp của nhà thơ Lời giải chi tiết: - Chủ đề: bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thiên nhiên, những suy ngẫm về bước đi của thời gian - Thông điệp: Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên. Suy ngẫm và phản hồi 5 Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em phân tích được ý nghĩa nhan đề, em nhận xét về sự liên kết giữa nhan đề và nội dung, từ đó nêu suy nghĩ về hai nhan đề được đề xuất thay liệu có phù hợp với nội dung của tác phẩm. Lời giải chi tiết: - Sang thu: nhan đề thể hiện được khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. - Thu/Mùa Thu: nhan đề thể hiện được không khí và thiên nhiên đất trời của mùa thu → Không thể thay nhan đề Sang thu thành Thu hay Mùa thu bởi toàn bộ bài thơ này tập trung miêu tả khoảnh khắc đất trời chuyển mình từ hè sang thu. Suy ngẫm và phản hồi 6 Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em cảm nhận cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả qua các hình ảnh thơ trong bài. Từ đó em rút ra được bài học về cách quan sát thiên nhiên từ tác giả Lời giải chi tiết: - Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh + Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác. + Nhà thơ có những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời. → Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng. Suy ngẫm và phản hồi 7 Câu 7 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em chọn từ ngữ bất kì mà mình thấy ấn tượng, phân tích cái hay của từ ngữ đó để giải thích cho sự lựa chọn của mình Lời giải chi tiết: - Từ "Vắt": chỉ trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu. - Từ "Phả": là một động từ có sắc thái mạnh dùng để diễn tả sự chủ động như đã đợi sẵn để được lan tỏa trong không gian của hương ổi. Bài đọc
|