Soạn bài Ôn tập bài 5 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnĐiền các thông tin thích hợp từ các văn bản thông tin đã học trong bài vào các ô, cột để hoàn thành bảng dưới đây Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Đọc kĩ cả 3 văn bản Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em xem lại nội dung và hình thức các văn bản đã học trong bài và trả lời câu hỏi trên Lời giải chi tiết: Cần nắm vững các đặc điểm: - Viết cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì? - Thông tin trong văn bản trình bày đã chuẩn xác hay chưa? - Văn bản được trình bày theo hình thức nào, có tác dụng gì trong việc tiếp nhận văn bản? - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó Câu 3 Câu 3 (trang 120, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em xem lại nội dung và hình thức các văn bản đã học trong bài và trả lời câu hỏi trên Lời giải chi tiết: Khi viết một bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động, em cần lưu ý: - Nhan đề nêu được tên quy tắc/hoạt động - Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian, mục đích, ý nghĩa của hoạt động - Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động (nếu có) - Lần lượt thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của hoạt động Câu 4 Câu 4 (trang 120, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Đọc lại phần NÓI VÀ NGHE trang 117, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Lời giải chi tiết: Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý a. Tìm ý - Xác định một số định hướng chung như: quy tắc, luật lệ gồm có những điểm chính nào? Nên triển khai phần chính bằng mấy ý/ mấy đoạn? Bài thuyết minh nên sử dụng các phương tiện nào (ngôn ngữ hoặc phương tiện phi ngôn ngữ)? - Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu b. Lập dàn ý - Mở đầu: nêu tên và lí do thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động - Phần chính: + Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc + Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ và nêu một vài lưu ý đặc biệt (nếu có) - Kết thúc: + Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ và đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có) Bước 3: Luyện tập và trình bày - Luyện tập: + Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu - Trình bày: + Chào và giới thiệu tên + Dùng ngôi thứ nhất + Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn + Sử dụng linh hoạt ngữ điệu và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ + Tương tác với người nghe + Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan (hình ảnh, sơ đồ…) + Kết thúc bài nói cần cảm ơn sự chăm chú theo dõi của người nghe. Bước 4: Trao đổi, đánh giá - Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe - Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe Câu 5 Câu 5 (trang 120, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Em chọn một cuốn sách mà mình ấn tượng, sau đó viết đoạn văn ngắn chia sẻ cảm xúc của mình. Trong đoạn văn có sử dụng các thuật ngữ liên quan đến việc đọc sách - Cuốn sách đó tên gì của ai? - Em hãy giới thiệu ngắn gọn cuốn sách - Điều gì ở cuốn sách khiến em có ấn tượng sâu sắc ? - Nêu cảm nhận của em về cuốn sách Lời giải chi tiết: Em có thể tham khảo gợi ý dưới đây: - Cuốn "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. - Trên trang bìa cuốn sách là một màu xanh giống như nền xanh của bầu trời, nơi mỗi khi ta ngước lên lại thầm có ước mơ, hy vọng và mong muốn. - Cuốn truyện có tổng cộng 12 chương xoay quanh cuộc sống những năm tháng tuổi thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. - Đọc sách khiến tôi nhớ về tất cả những trò chơi ngày bé như bịt mắt bắt dê, nhảy dây,... nhìn thấy chính bản thân mình ở trong đó với sự thật thà, ngây ngô, có cả dại dột và ước mơ trong lòng. - Là món quà tặng rất ý nghĩa cho con em cũng như bạn bè của chúng ta. Câu 6 Câu 6 (trang 120, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phương pháp giải: Liên hệ thực tế bản thân em Lời giải chi tiết: - Việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Bởi đó là hành động giúp bản thân ngày một tốt hơn, đồng thời góp phần làm cho xã hội trở nên hiện đại, phát triển. - Để thực hiện việc khám phá và hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải: +Tự nhận thức đúng bản thân + Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân + Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện + Xác định những thuận lợi, khó khăn quyết tâm thực hiện
|