Soạn bài "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản là những suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phân bi kịch của những nhân vật trong truyện Người con gái Nam Xương, đặc biệt là cuộc đời của Vũ Nương. Từ đó, tác giả bày tỏ những tình cảm xót thương cho thân phận con người trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.

Trước khi đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 89 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ về tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao); Vợ nhặt (Kim Lân); Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)...

Xem thêm
Cách 2

Tác phẩm: Chí Phèo, Vợt nhặt, Bánh trôi nước...

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 89 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Ở bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ về tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Em ấn tượng nhất với chi tiết “Vũ Nương hiện ra và hai vợ chồng đã bày tỏ nỗi lòng cả hai về những hiểu nhầm trước đó”.

- Chi tiết là kết thúc hóa giải mọi hiểu nhầm và để đối phương hiểu được nỗi lòng.

Xem thêm
Cách 2

Chi tiết “Vũ Nương hiện ra và hai vợ chồng đã bày tỏ nỗi lòng cả hai về những hiểu nhầm trước đó” - là kết thúc hóa giải mọi hiểu nhầm và để đối phương hiểu được nỗi lòng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định vấn đề và chia bố cục.

Lời giải chi tiết:

- Luận đề của văn bản là vấn đề bi kịch của con người trong tác phẩm Người con gái Nam Xương. Bố cục của VB gồm 5 phần, tương ứng với các phần được đánh số trong SGK.

- Bố cục văn bản:

+ Phần (1): giới thiệu khái quát về truyện Người con gái Nam Xương và nàng Vũ Thị Thiết.

+ Phần (2) khái quát về cuộc đời bi kịch của nhân vật Vũ Nương.

+ Phần (3) phân tích nguyên nhân gây nên bi kịch của Vũ Nương.

+ Phần (4) phân tích sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và kì ảo trong tác phẩm. Phần (5) khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Vấn đề: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.

- Bố cục: 5 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.

+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.

+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.

+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.

+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.

- Vấn đề bàn luận: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.

- Bố cục: 5 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.

+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Tác giả nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.

+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.

+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.

+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để nhận xét về cách triển khai luận điểm.

Lời giải chi tiết:

Ngoài phần (1) - mở đầu, và phẩn (5) - kết luận, các luận điểm trong bài được tổ chức theo trình tự:

- Nhận diện bi kịch - phần (2)

- Lí giải bi kịch - phần (3)

- Hoá giải bi kịch - phần (4).

Xem thêm
Cách 2

Trình tự: Nội dung tác phẩm đến tài năng của Nguyễn Dữ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 943 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2) để chỉ ra bi kịch của nhân vật Vũ Nương. Từ đó xác định lí lẽ bằng chứng.

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ:

+ Vũ Nương xinh đẹp, chu toàn, có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ yên bề nghi gia nghi thất, lẽ ra nàng phải được hạnh phúc (ý của đoạn “Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi ... làm vợ, làm mẹ!").

+ Nhưng cuộc đời oái oăm đã khiến nàng rơi vào bi kịch: “Ngày sum họp cùng chồng, cũng là ngày nàng phải vĩnh viễn lìa xa tổ ấm. Và đau đớn hơn, kẻ đẩy nàng vào cái chết bi thảm không phải ai xa lạ, mà chính là người chồng nàng hằng "ba năm giữ gìn một tiết" đợi chờ và đứa con trai duy nhất mà nàng suốt ba năm nâng niu bú mớm".

- Bằng chứng:

+ Những trích dẫn trực tiếp từ tác phẩm được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Trích ý gián tiếp từ tác phẩm không được đặt trong dấu ngoặc kép (Đoạn bằng chứng: “Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà .. hàm hồ và mù quáng").

Xem thêm
Cách 2

- Bi kịch của nhân vật Vũ Nương là: Bị chính người thân yêu nghi ngờ, đẩy đến cái chết bi thảm.

- Lí lẽ, bằng chứng:

+ Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà...

+ Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì đã khiến Vũ Nương gieo mình xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (3) để đưa ra điều khiến nhân vật nhảy xuống sông tự tử. Từ đó đưa ra suy nghĩ về cách lí giải.

Lời giải chi tiết:

- Điều khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử: Vũ Nương không thể chứng minh cho nỗi oan của mình và chỉ còn cách bày tỏ tấm lòng trong trắng bằng cách gieo mình xuống sông.

- Cách lí giải của tác giả là hợp lí, nó được dựa trên những lời nói, hành động của các nhân vật.

Có thể thấy, tác giả đã căn cứ trên các tình tiết trong văn bản để suy luận, lí giải. Tác giả đã suy luận một cách hết sức lô-gíc diễn biến tâm lí của nhân vật Trương Sinh, từ đó cắt nghĩa cách hành xử của chàng. Lí giải của tác giả dựa trên sự suy luận tỉ mỉ về tâm lí của nhân vật, mặc dù đời sống tâm lí của nhân vật trong văn học trung đại thường không được miêu tả trực tiếp. Bởi vậy, những phân tích của tác giả cho thấy người viết bài nghị luận đã thực sự nhập thân, thấu hiểu thế giới nội tâm của nhân vật.

=> Tác giả cũng nhìn nhận nguyên nhân gây nên kết cục bi kịch của Vũ Nương từ hai phía: cả phía người chồng và người vợ, khách quan và chủ quan, do đó cách lí giải toàn diện chứ không phiến diện, một chiều.

Xem thêm
Cách 2
Cách 2
Cách 3

Nguyên nhân khiến Vũ Nương gieo mình xuống sông tự tử:

- Do Trương Sinh ghen tuông mù quáng, nàng không có cách nào chứng minh sự trong sạch của bản thân, do đó gieo mình xuống sông để bày tỏ tấm lòng trong trắng.

- Do nàng không thực sự hiểu tâm lí chồng để tránh đi những ngờ vực, ghen tuông không đáng có.

- Vũ Nương không thể chứng minh cho nỗi oan của mình và chỉ còn cách bày tỏ tấm lòng trong trắng bằng cách gieo mình xuống sông.

- Cách lí giải của tác giả là hợp lí, dựa trên những lời nói, hành động của các nhân vật.

- Điều khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử: Vũ Nương không thể chứng minh cho nỗi oan của mình và chỉ còn cách bày tỏ tấm lòng trong trắng bằng cách gieo mình xuống sông.

- Cách lí giải của tác giả là hợp lí, nó được dựa trên những lời nói, hành động của các nhân vật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (4) để chỉ ra những nét đặc sắc được tác giả làm rõ.

Lời giải chi tiết:

Trong phần (4), tác giả bài nghị luận đã làm rõ những nét đặc sắc của truyện truyền kì Nguyễn Dữ là sự dung hoà giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, giữa đời thực và ước mơ. Yếu tố kì ảo giúp Vũ Nương được minh oan, hội ngộ với Trương Sinh dù chỉ trong chốc lát, nhưng yếu tố hiện thực lại khiến cho sự đoàn tụ chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, còn chia li mới là vĩnh viễn. Từ đây, tác giả bài nghị luận khái quát vấn đề: bi kịch của Vũ Nương không chỉ là bi kịch của cá nhân nàng, mà còn là bi kịch của con người, bi kịch của gia đình: “đứa trẻ mồ côi, người chồng cô đơn, người vợ bị chết". Cũng từ đây, người đọc hiểu hơn về nhan đề bài nghị luận: Người con gái Nam Xương là bi kịch của con người nói chung chứ không giới hạn ở một số phận cụ thể. Chính những phân tích của tác giả bài viết đã cho thấy ý nghĩa phổ quát của tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Để minh oan cho lòng ngay thẳng, Nguyễn Dữ đã tưởng tượng ra cảnh Vũ Nương hội ngộ Trương Sinh => tái hợp.

- Dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với ảo ảnh.

- Ảo ảnh đoàn tụ mau chóng tan biến để lại một hiện thực đắng cay không thể xóa bỏ.

=> Nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ mà các tác giả khác không thể vượt qua.

- Giá trị nhân đạo: Để minh oan cho lòng ngay thẳng, Nguyễn Dữ đã tưởng tượng ra cảnh Vũ Nương hội ngộ Trương Sinh

- Dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với ảo ảnh.

- Giá trị hiện thực: Ảo ảnh đoàn tụ mau chóng tan biến để lại một hiện thực đắng cay không thể xóa bỏ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đọc phần (3) và (5) cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả hai phần để chỉ ra nét độc đáo được tác giả đưa ra bằng cách nào.

Lời giải chi tiết:

Trong phần (3), tác giả đã khẳng định nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ thể hiện ở nghệ thuật sáng tạo chi tiết để đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm trong tương quan so sánh với các truyện truyển kì khác của Việt Nam và của các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... Điều đó được làm rõ ở câu văn: “Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện lên tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ, không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam cũng như của các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... ".

Trong phần (5), tác giả khẳng định nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ thể hiện qua nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tương quan so sánh với các truyện khác thuộc thể truyền kì. Câu văn giúp hiểu rõ điều đó là: “Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương", Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tác giả đã phân tích từng nhân vật và so sánh với các tác phẩm của các tác giả khác cùng thể loại truyện để làm nổi bật nét độc đáo của Nguyễn Dữ.

- Câu văn giúp em hiểu rõ:

+ Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam hay Trung Hoa, Nhật Bản...

+ Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.

- Bằng cách phân tích từng nhân vật và so sánh với các tác phẩm của các tác giả khác cùng thể loại truyện để làm nổi bật nét độc đáo của Nguyễn Dữ.

- Câu văn giúp em hiểu rõ:

+ Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam hay Trung Hoa, Nhật Bản...

+ Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (5) để nhận xét về vai trò trong cấu trúc bài nghị luận. Chỉ ra câu văn cho thấy vai trò đó.

Lời giải chi tiết:

Phần (5) đóng vai trò kết thúc vấn đề trong bài nghị luận, khái quát và nâng cao các ý đã phân tích trong bài, khẳng định sức sống của tác phẩm Người con gái Nam Xương. Câu văn đảm nhận vai trò này là: “Có lẽ vì vậy mà "Người con gái Nam Xương" vẫn còn sức hấp dẫn đối với bạn đọc ngày nay".

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Phần (5) mang vai trò là kết thúc bài nghị luận. Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Câu văn thể hiện: Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.

- Vai trò: kết thúc và khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Câu văn thể hiện: Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 8

Trả lời câu hỏi 8 Sau khi đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” không được tác giả bài nghị luận phân tích, chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang... Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả tác phẩm và đưa ra suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm Người con gái Nam Xương không được tác giả bài nghị luận phân tích, chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang, ... Điều đó cho thấy lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học cần hướng vào trọng tâm vấn để được chọn, người viết không cần phân tích tất cả chi tiết hay nhân vật có trong văn bản, lựa chọn chi tiết hay nhân vật nào phụ thuộc vào luận để và dung lượng của bài nghị luận.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học cần bám sát vấn đề nghị luận. Chỉ phân tích những chi tiết liên quan đến vấn đề mình đang cần làm rõ, tránh lan man, không liên quan đến vấn đề.

Việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn họ cần bám sát vấn đề nghị luận, tránh lan man, không liên quan đến vấn đề.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết kết nối với đọc

Trả lời câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 93 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.

Phương pháp giải:

Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.

Lời giải chi tiết:

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Du là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa . Hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương. Có thể thấy rõ cái bóng là hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng. Cái bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng. Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. Hình ảnh chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người: sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Qua hình ảnh cái bóng, nhà văn gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như cái bóng mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào…. “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chi tiết cái bóng còn tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close