Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắnNếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em dựa vào cảm nhận và suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Nếu được làm một nhà khoa học vĩ đại, em luôn muốn mang đến cho thế giới những sản phẩm tốt và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. “Ổ khóa thông minh” chính là phát minh em muốn mang tới. Nó có thể kết nối với điện thoại của con người. Một ứng dụng cho phép bạn khóa và mở khóa ngôi nhà của mình từ xa. Thậm chí, bạn có thể đặt lịch để khóa cửa vào những thời điểm nhất định. Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Em nhận thấy đại dương chính là khởi nguồn của sự sống, Trái Đất trước đây bao chìm trong mực nước biển. Đọc văn bản 2 Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em đọc văn bản để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: Mũi lao được phi lên không trung, đâm trúng vào một vật kim loại. Đọc văn bản 1 Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em đọc văn bản để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: Con cá thiết kình phát ra ánh điện, được bọc bằng thép Đọc văn bản 3 Câu 3 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em đọc văn bản để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: - Thân rắn như đá, không mềm như cá voi - Cái lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì, gõ xuống kêu boong boong, được ghép bằng thép lá Đọc văn bản 4 Câu 4 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em suy nghĩ để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: Phát hiện của các nhân vật khá nằm ngoài dự đoán của em, con cá có rất nhiều điều lạ lùng theo lời kể của nhân vật trong đoạn (2), thế nhưng tác giả đã đưa người đọc đến một sự đặc biệt về con cá kì lạ đó. Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Đọc phần (1) để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: Những chi tiết miêu tả: Vật dài màu đen nổi lên trên mặt nước; Đuôi quẫy mạnh; Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh; Không dài quá tám mươi mét; Hai lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao đến bốn mét Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em đọc văn bản để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: - Không gian: biển cả lúc trời hửng rạng đông đón bình minh - Đối với những nhân vật thì không gian này là không gian rất quen thuộc với họ nhưng lúc ấy, khoảng không gian dường như không được theo ý muốn và suy nghĩ của nhân vật. Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em đọc văn bản để tìm câu trả lời Lời giải chi tiết: - Ước mơ: chinh phục biển cả. - Ngày nay có rất nhiều những thiết bị công nghệ hiện đại được con người sử dụng để tìm ra sự bí ẩn ẩn sâu dưới đáy biển khơi Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Tác giả đã dựa vào khả năng liên tưởng và quan sát của bản thân mình để vẽ nên trước mắt người đọc được hình ảnh của một chiếc tàu đầy sự chân thực. Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Tác dụng: thể hiện sự tương đồng trong suy nghĩ, ước mơ của tác giả với nhân vật trần thuật. Nhân vật trần thuật là một nhà khoa học thì sẽ có những kiến thức chuyên ngành rõ ràng hơn, có thể truyền tải được những suy nghĩ, tình cảm của tác giả một cách chân thực hơn. Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em đọc đoạn kể lại những phán đoán của giáo sư về chiếc tàu cũng như vận dụng những hiểu biết của bản thân về truyện khoa học viễn tưởng để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Những câu văn thể hiện tư duy logic theo đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng: - “Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được hồi phục” - “Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.” - “Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả thế giới bác học bế tắc đã kích động óc tưởng tượng của các thủy thủ…” - “Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao?” Sau khi đọc 7 Câu 7 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Đề tài: Khoa học - Hiện nay đề tài khoa học đã không còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ con người nữa. Đó có thể là bởi vì sự khám phá của con người dường như đã đạt đến một độ chín nhất định, những ranh giới của sự bí ẩn ngày được hé mở, do đó con người không còn cảm thấy hứng thú với những phát hiện mới như thuở ban đầu. Sau khi đọc 8 Câu 8 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Một số những việc làm như sau: - Khám phá không đồng nghĩa với phá hủy, khi con người xuống đại dương để tìm kiếm thì không được làm hại đến các sinh vật dưới biển - Không vứt những đồ rác xuống biển khi đang trong quá trình làm việc - Không sử dụng những chất độc hại để thực hiện mục đích. Viết kết nối với đọc (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Lời giải chi tiết: Tôi, Công-xây và Nét Len đã bị cuốn vào sâu bên trong chiếc tàu điện ngầm - con cá kình kì lạ mà chúng tôi đã khám phá. Chao ôi, hiện lên trước mắt tôi là hình ảnh của một con tàu khang trang với đầy đủ trang thiết bị cho sự sống. Nơi đây đã thu hút sự chú ý của tôi vì độ tiện nghi của nó, dường như con tàu như một ngôi nhà thu nhỏ trong lòng đại dương, màu sắc thì tươi sáng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Nó khác hẳn với cái vẻ ngoài đen ngòm, xấu xí của nó khi mới hiện lên trên mặt nước. Hình ảnh của con tàu mãi in đậm trong kí ức của tôi.
|