Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thứcĐầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 41 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết. Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết cá nhân để đưa ra cuộc chiến xảy ra ở nước ta đầu thế kỉ XVIII. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Chiến tranh Trịnh – Nguyễn: + Chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh và Nguyễn xảy ra từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, tạo ra một giai đoạn đặc biệt khó khăn trong lịch sử Việt Nam
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn giữa hai thế lực Trịnh và Nguyễn xảy ra từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Đầu thế kỷ 18 là giai đoạn lịch sử đầy biến động với nhiều cuộc chiến tranh diễn ra trên đất nước ta. Trong số đó, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn là một trong những cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt nhất, kéo dài suốt hơn 60 năm (từ năm 1624 đến năm 1786). - Nguyên nhân bùng nổ: Do mâu thuẫn quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng Trong. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là vùng đất Thuận Hóa. Và mâu thuẫn về đường lối cai trị, chính sách đối ngoại. - Diễn biến: Cuộc chiến tranh diễn ra qua nhiều giai đoạn với những trận chiến ác liệt. Cả hai bên đều giành được những thắng lợi nhất định, nhưng không bên nào có thể đánh bại hoàn toàn bên kia. Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước và nhân dân. - Kết thúc: Năm 1786, sau khi vua Quang Trung lên ngôi, thống nhất đất nước, đã ký kết hòa ước với nhà Nguyễn, chấm dứt chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 41 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống? Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ về sự khác biệt. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nếu tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường: đi học xa nhà, đi xuất khẩu lao động... thì người nhà sẽ xác định được ngày về và vẫn liên lạc thường xuyên, không có nguy hiểm gì đến tính mạng. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh, những cuộc tiễn đưa cũng có thể là lần gặp mặt cuối cùng khi trong chiến tranh việc hi sinh là chuyện hết sức bình thường, xảy ra rất nhiều. Người thân không thể biết bao giờ họ về, một khi đi là rất khó liên lạc, không thể biết được điều gì đang xảy ra với người thân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Những cuộc tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường là tiễn đưa người khác đi một nơi xa. Trong khi tiễn đưa, hai người có cảm giác lưu luyến, không muốn xa. Sau khi xa nhau, người ở lại và người đi xa vẫn có thể liên lạc với nhau và gặp lại nhau. - Cuộc tiễn đưa trong chiến tranh thường là cảnh người vợ, người mẹ, người con gái tiễn đưa chồng, con trai, người yêu ra chiến trường. Ngoài cảm giác lưu luyến, cả hai người còn có cảm giác đau xót, lo lắng bởi người ra chiến trường sẽ có thể bị tử trận, không bao giờ quay trở lại.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc văn bản trang 41 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu Phương pháp giải: Đọc đoạn thơ tiếp theo để chỉ ra cảnh li biệt. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Nơi chia tay: Hà lương chia rẽ đường này -> Cây cầu bắc qua sông đã chia rẽ hai vợ chồng. - Khung cảnh: Bên đường trông bóng cơ bay… Đội quân đã sẵn sàng chờ đợi người chồng hòa nhập và xuất phát đến quân doanh xa xôi. - Tâm trạng: Người vợ đau đớn vô cùng, xót xa, lòng như cắt thành từng khúc ruột khi phải rời xa người chồng mà không biết bao giờ mới gặp lại.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Khung cảnh: Bên đường trông bóng cơ bay… - Tâm trạng: Người vợ đau đớn vô cùng, xót xa, lòng như cắt thành từng khúc ruột khi phải rời xa người chồng mà không biết bao giờ mới gặp lại. - Người chinh phụ đang tiễn người chinh phu ra trận, địa điểm tiễn đưa có thể ở Hàm Dương, gần vườn dâu. - Sau khi người chồng đã đi xa, người vợ sầu não, cô đơn, đau đớn khi vừa nhớ thương, vừa lo lắng cho chồng. Nàng nhìn mãi, ngóng theo chồng nhưng chỉ thấy vườn dâu xanh ngắt trải dài.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc văn bản 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc văn bản trang 42 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia lì người chinh phu Phương pháp giải: Đọc đoạn tiếp theo để chỉ ra cảm xúc của người chinh phu, người chinh phụ sau lúc chia li. Lời giải chi tiết: Cách 1 Sau lúc chia li, người chồng phải đi theo đội quân để tiến về phía địch còn người vợ quay trở về nhà. Tuy vậy nhưng hai người vẫn muốn quay lại nhìn người thương yêu của mình, nhưng đoạn đường đã quá xa rồi không còn thấy nhau đâu nữa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau lúc chia li, người vợ quay trở về nhà. Tuy hai người vẫn muốn quay lại nhìn người thương yêu của mình nhưng đoạn đường đã quá xa rồi không còn thấy nhau đâu nữa. - Cảm xúc của người chinh phụ: + Thẫn thờ, ngẩn ngơ nhìn chồng rời đi. + Sầu não, u buồn và nhớ chồng da diết. + Lo lắng cho chồng khi chồng ở chiến trường. + Bồi hồi ngóng chồng trở về.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát? Phương pháp giải: Đọc kĩ cả văn bản kết hợp với gợi nhớ kiến thức về thể thơ song thất lục bát và lục bát để chỉ ra và nhận xét về điểm khác nhau Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát: + Số tiếng: cấu tạo bằng cặp câu 7 tiếng và cặp câu lục bát + Gieo vần: chữ chừng (vần ưng, gần âm với vần ăng) hiệp vần với chăng ở cuối câu thơ liền trước (Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng); chữ nhà (vần a) hiệp vần với xa ở chữ thứ 5 của câu thơ liền sau (Chàng thì đi cõi xa mưa gió); các vần gieo ở giữa câu thơ là vần lưng (yêu vân): chừng, bóng, ngơ; ở cuối câu thơ là vần chân (cước vân): vong, phơ, đưa, nhà. + Thanh điệu: Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng, B T Hàng cờ bay trông bóng phất phơ. B T B Dấu chàng theo lớp mây đưa, B T B Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà. B T B B + Ngắt nhịp: Thể thơ song thất lục bát không có đặc điểm riêng, nổi bật về nhịp, vì thế nhịp không được coi là dấu hiệu quan trọng để nhận biết thể thơ này. Câu lục bát trong thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp tương tự câu lục bát trong thơ lục bát. Ví dụ: Tiếng địch thổi/ nghe chừng đồng vọng, (3/4) Hàng cờ bay/ trông bóng phất phơ. (3/4) Dấu chàng/ theo lớp mây đưa, (2/4) Thiếp nhìn rặng núi/ ngẩn ngơ nỗi nhà. (4/4) - Sự khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát với thể thơ lục bát: + Thơ song thất lục bát được thể hiện bằng các câu thơ dài ngắn phong phú hơn (6, 7 và 8 tiếng) thơ lục bát (6 và 8 tiếng). + Do cặp câu song thất đan xen cặp câu lục bát, vần chân ở câu lục sẽ hiệp với vần chân ở câu thất (thay vì câu bát trong thơ lục bát) liền trước nó; vần chân ở câu bát sẽ hiệp với vần lưng ở câu thất (thay vì hiệp với vần chân ở câu lục trong thơ lục bát) liền sau nó. + Với sự xuất hiện của câu thơ 7 tiếng, thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp linh hoạt hơn (nhịp chẵn kết hợp với nhịp lẻ trong một câu thơ) so với thơ lục bát.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát là: + Cấu tạo bằng hai cặp câu 7 tiếng, tiếp đến là cặp câu lục bát (6 tiếng và 8 tiếng). + Nhạc điệu: lên bổng xuống trầm linh hoạt. - Điểm khác nhau: + Các tiếng trong một câu thơ. + Giọng điệu: Thể thơ lục bát sẽ có sự du dương mềm mại hơn còn song thất lục bát vì có sự kết hợp của thể thơ thất ngôn cho nên sẽ có sự trầm bổng linh hoạt hơn. - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát là: + Số câu: hai cặp câu 7 tiếng, cặp câu lục bát. + Nhạc điệu: lên bổng xuống trầm linh hoạt. - Điểm khác nhau:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung bài thơ và chia bố cục Lời giải chi tiết: Cách 1 Bố cục đoạn trích gồm 2 phần: - Phần 1 gồm 12 câu thơ đầu: nỗi niềm người chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu. - Phần 2 gồm 12 câu thơ cuối: nỗi niềm người chinh phụ khi một mình trở về nhà.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Phần 1 (12 câu đầu): cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu Phần 2 (Còn lại): tâm trạng của người chinh phụ sau khi tiễn biệt người chinh phu - Bố cục đoạn trích gồm hai phần: + Phần 1 (12 câu đầu): Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu. + Phần 2 (12 câu còn lại): Cảm xúc, tâm trạng của người chinh phụ sau khi tiễn biệt người chinh phu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó: Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bốn câu câu thơ để ngắt nhịp phù hợp và đưa ra tác dụng Lời giải chi tiết: Cách 1 Chốn Hàm Kinh/ chàng còn ngoảnh lại, (3/4) Bến Tiêu Tương/ thiếp hãy trông sang. (3/4) Khói Tiêu Tương/ cách Hàm Dương, (3/3) Cây Hàm Dương/ cách Tiêu Tương mấy trùng. (3/5) => Tác dụng: Cách ngắt nhịp này đảm bảo được tính liên kết của từ, của cụm từ, tạo nhịp điệu đều đặn, dàn trải, đem lại cảm xúc về một nỗi buồn man mác, mênh mang.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chốn Hàm Kinh/ chàng/ còn ngoảnh lại, (3/1/3) Bến Tiêu Tương/ thiếp/ hãy trông sang. (3/1/3) Khói Tiêu Tương/ cách/ Hàm Dương, (3/1/2) Cây Hàm Dương/ cách/ Tiêu Tương mấy trùng. (3/1/4) => Tác dụng: đây không phải là cách ngắt nhịp thông thường mà có tính chất "phá cách". Việc nhấn mạnh vào một số từ (bằng cách tách nhịp riêng) giúp người đọc cảm nhận rõ hơn những chi tiết cần quan tâm. - Ngắt nhịp: Chốn Hàm Dương /chàng còn ngoảnh lại, - Tác dụng: tạo cảm giác xa cách muôn trùng của người chinh phụ và chinh phu, tạo sự đăng đối nhịp nhàng cho câu thơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau: a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ văn bản và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng. Lời giải chi tiết: Cách 1 a. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế) - Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc: Chàng thì đi/ cõi xa/ mưa gió, (3/2/2) Thiếp thì về/ buồng cũ/ chiếu chăn. (3/2/2) - Về nội dung, ý nghĩa:
=> Tác dụng: Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự chia lìa, cùng những khó khăn của người chinh phu và người chinh phụ khi không được gần bên nhau (đối tương thành). b. Đây là trường hợp tiểu đối (đối ngay trong một câu thơ) - Về ngữ pháp, hai vế câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
- Về nội dung, ý nghĩa:
=> Tác dụng: Hai vế tiểu đối khắc hoạ sự chia xa của người chinh phu và người chinh phụ. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh khoảng cách chia lìa, mỗi lúc một xa nhau hơn giữa hai người (đối tương thành). c. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế) - Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
- Về nội dung, ý nghĩa:
=> Tác dụng: Hai câu thơ (vế đối) miêu tả người chinh phu và chinh phụ ở hai không gian cách biệt nhưng vẫn luôn hướng về nhau. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh tình cảm quyến luyến, yêu thương gắn bó (đối tương thành).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
a.
b.
c.
a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. - Chỉ ra phép đối: đi đối với về, cõi xa đối với buồng cũ chiếu chăn. => Tác dụng: + Diễn tả rõ nét hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ: người chinh phu ra chiến trường, người chinh phụ lủi thủi ở buồng cũ đợi chồng. + Miêu tả sâu sắc sự dấn thân vì sự nghiệp của người chinh phu và nỗi nhớ mong của người chinh phụ. b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh. - Chỉ ra phép đối: tuôn đối với trải, màu mây biếc đối với ngần núi xanh. => Tác dụng: + Trực tiếp tô đậm sự hùng vĩ, rộng lớn, trải dài của thiên nhiên. + Qua đó, tác giả muốn miêu tả khoảng cách xa xôi, cách trở giữa người chinh phu và người chinh phụ. + Làm câu thơ giàu hình ảnh hơn. c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. - Chỉ ra phép đối: Chốn Hàm Kinh đối với Bến Tiêu Tương, còn ngoảnh lại đối với hãy trông sang. => Tác dụng: + Làm đậm nét tình cảm vợ chồng, sự ngóng trông, luôn hướng về nhau của hai người. + Làm câu thơ cân xứng, hài hòa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc kĩ phần cuối của bài thơ để chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích tác dụng. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Biện pháp tu từ điệp ngữ (cùng, thấy, ngàn dâu, ai), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng - từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng: diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt. - Biện pháp đối (tiểu đối: lòng chàng/ ý thiếp). Tác dụng: khắc hoạ sự quyến luyến, tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng trong lúc chia li, tô đậm bi kịch chia li. - Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh ngàn dâu xanh: xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt). Đây là hình ảnh vừa có màu sắc tả thực (khung cảnh thiên nhiên trong buổi đưa tiễn) vừa có tính tượng trưng (ngàn dâu xanh là một hình ảnh ước lệ). Có thể có hai khả năng sau đây về tính ước lệ của hình ảnh ngàn dâu xanh: + Gợi liên tưởng tới tác phẩm Mạch thượng tang(1) (ngàn dâu bên đường): ngàn dâu xanh tượng trưng cho ước muốn về một người chồng tài năng, thành đạt; nhưng ngàn dâu xanh ấy giờ lại là thứ khiến hai người phải xa cách, không thể nhìn thấy nhau. Tác dụng: khắc hoạ tâm trạng đầy mâu thuẫn, cảnh ngộ đầy trớ trêu của người chinh phụ. + Gợi liên tưởng tới thành ngữ thương hải tang điền(2) (biển xanh biến thành nương dâu): ngàn dâu tượng trưng cho những thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời. Tác dụng: cực tả nỗi buồn lo của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Biện pháp tu từ sử dụng: + Phép đối: “Lòng chàng ý thiếp…” + Câu hỏi tu từ: “…ai sầu hơn ai?” + Lặp từ: “ngàn dâu” - Tác dụng: Bốn câu thơ cuối để kết lại đoạn thơ, như một khúc ngâm lên về tâm trạng ai oán, buồn khổ của nhân vật trữ tình khi đã chính thức rời xa nhau. Họ dù có ngoảnh lại về phía nhau cũng không thể nhìn thấy người kia nữa. Không thể xác định được ai sầu hơn ai, vì nỗi buồn của ai cũng nhiều. - Biện pháp tu từ: + Phép đối: “Lòng chàng ý thiếp…” + Câu hỏi tu từ: “…ai sầu hơn ai?” + Lặp từ: “ngàn dâu” - Tác dụng: Bốn câu thơ cuối để kết lại đoạn thơ, như một khúc ngâm lên về tâm trạng ai oán, buồn khổ của nhân vật trữ tình khi đã chính thức rời xa nhau.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng như thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống? Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn văn bản để nhận xét về cảm xúc của người chinh phụ và người chinh phu về giá trị của cuộc sống. Lời giải chi tiết: Cách 1 Sự lưu luyến, buồn lo, cô đơn, ... của người chinh phụ luôn gắn với những giá trị của cuộc sống mà người chinh phụ theo đuổi: trân trọng lí tưởng công danh, sự nghiệp của chồng; trân quý những tình cảm của con người, trong đó có tình cảm vợ chồng gắn bó tha thiết; hi sinh bản thân để đem lại hạnh phúc cho người khác, trong đó có người mình yêu thương, ...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Khúc ngâm đã vang lên tiếng nói đến từ lòng trắc ẩn của người chinh phụ. Để lại cho đời tác phẩm có sức cuốn hút, cái nhìn về tâm tình người phụ nữ xưa phải hy sinh hạnh phúc riêng mình, rời xa người mình yêu vì chiến tranh. Một khúc ngâm về tình yêu, về sự chia ly và về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa. Một khúc ngâm về tình yêu, về sự chia ly và về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bài thơ để chỉ ra hình ảnh em ấn tượng nhất. Lí giải. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Hình ảnh ấn tượng: “Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.” - Em thích vì: Tấm lòng của người chinh phụ được soi như ánh trăng để có thể dõi theo từng bước người mình thương, bên người chồng luôn mong “tìm cõi Thiên San”, lập được những chiến công vang dội.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.” => Em thích hình ảnh trên vì: Tấm lòng của người chinh phụ được soi như ánh trăng để có thể dõi theo từng bước người mình thương. - Hình ảnh ấn tượng nhất: Chàng thì đi cõi xa mưa gió/Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. - Nguyên nhân: hình ảnh giàu sức gợi, cho thấy sự cách biệt của chinh phụ và chinh phu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối đọc Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn văn bản để phân tích tâm trạng người chinh phu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Bốn câu thơ trên trong bài thơ Chinh phụ ngâm đã diễn tả được những tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra chiến trường ác liệt. Ở hai câu thơ đầu: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” như đang lột tả khoảng cách về địa lí, nơi chốn của hai vợ chồng, đồng thời còn là tiếng kêu xót xa, ai oán, cô đơn của người chinh phụ. Nàng đau khổ, lo lắng khi chồng mình đang ở nơi “cõi xa mưa gió", gặp muôn trùng khó khăn. Nàng còn tự tủi cho bản thân khi phải trở về nơi mà hai người từng hạnh phúc, nhưng giờ trở thành "buồng cũ chiếu chăn". Phép đối tài tình trong hai câu thơ đã làm sự trái ngược, cách xa của hai người càng nhiều hơn. Mặc dù xa mặt, nhưng người chinh phụ không xa lòng: "Đoái trông theo đã cách ngăn,/ Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh". Nàng luôn nhìn về nơi “cõi xa ấy", nhìn qua "mây biếc", "núi xanh" để được thấy chồng. Thiên nhiên hùng vĩ, hay tượng trưng cho sự cách ngăn giữa người chinh phu và người chinh phụ, không khiến nàng bồi hồi mong nhớ về chồng. Qua từng câu chữ, sử dụng phép đối, phép ẩn dụ điêu luyện, nhà thơ đã thay cho tiếng nói của người chinh phụ cất lên cảm xúc đau đớn, bi thương, nhớ nhung qua bốn câu thơ trên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Từ "cõi xa mưa gió" để chỉ những nơi khó khăn vất vả, nơi bão đạn hòn tên, nơi mạng sống luôn luôn đặt trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Còn nàng, trở lại nơi “buồng cũ chiếu chăn” nhưng giờ đây chẳng còn hơi ấm vợ chồng. Hai câu thơ đã thể hiện lên tình yêu chồng tha thiết của người phụ nữ, lo lắng chàng ở nơi xa lạ, những cũng xót thương cho số phận bi ai của chính bản thân mình.Tac giả sử dụng từ "đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ "đoái" còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ, thế nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ "đã cách ngăn" "mây biếc" "núi xanh" "tuôn màu" "trải ngàn" cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật, thể hiện nỗi xót thương não nề của người chinh phụ khi tiễn chồng đi lính Trong Nỗi niềm chinh phụ, tôi đặc biệt ấn tượng với bốn câu thơ: Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Nỗi sầu chia ly của người vợ qua bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ. Tác giả đã sử dụng hình ảnh đối lập “Chàng thì đi - Thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã diễn tả sự chia cắt về không gian. Người chồng thì lên đường đi ra chiến trận, đối mặt với những khó khăn hiểm nguy. Còn người vợ thì trở về mái ấm gia đình, bình yên nhưng cô đơn, trống trải. Hiện thực về cuộc chia ly được gợi ra đầy chân thực và đau thương. Động từ “đoái” gợi ra hình ảnh người chinh phụ nhìn theo người chinh phu dù đã xa cách ngàn trùng. Hình ảnh ước lệ tượng trưng “mây biếc” - “núi xanh” kết hợp với động từ “tuôn”, “trải” càng làm cho không gian trở nên rộng lớn, khiến cho nỗi buồn thêm lớn hơn, trải dài vô tận. Như vậy, bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|