Phân tích nhân vật Chí Phèo

Giả sử, bạn là một người trong làng Vũ Đại, lớn lên lúc “con quỷ Chí Phèo”về làng, thì lúc đó bạn cảm nhận sao về Chí Phèo? “Một con quỷ khát máu”, chuyên rạch mặt ăn vạ! Vậy mà “con quỷ” ấy lúc trước lại là một người hết sức lương thiện và đến khi sắp chết cũng lại còn muốn trở thành người lương thiện…

   Giả sử, bạn là một người trong làng Vũ Đại, lớn lên lúc “con quỷ Chí Phèo” về làng, thì lúc đó bạn cảm nhận sao về Chí Phèo? “Một con quỷ khát máu”, chuyên rạch mặt ăn vạ! Vậy mà “con quỷ” ấy lúc trước lại là một người hết sức lương thiện và đến khi sắp chết cũng lại còn muốn trở thành người lương thiện…

   Nhưng cái lương thiện ấy cũng chẳng được xã hội lúc bấy giờ dung túng. Khi Chí Phèo vẫn còn là một thanh niên thì lại bị Lí Kiến ghen tuông mà đẩy cho đi ở tù. Cũng chính bởi vì cái lí lịch “được nhặt” ở lò gạch cũ mà Chí Phèo “chẳng là gì” trong cái xã hội tàn bạo chỉ biết bốc lột, chèn ép những người nông dân bi thảm. Ở đây, Chí Phèo nói riêng, là đại diện cho tầng lớp nhân dân trước cách mạng: hiền lành, chân chất nhưng luôn bị xã hội khinh rẽ. Rồi đến khi Chí Phèo thật sự bị đẩy ra bên lề của xã hội, thậm chí gần như là ra bên ngoài xã hội, thì lúc đó hắn chẳng còn mang hình dáng của con người nữa. Trên mặt hắn đầy những vết vằn ngang vằn dọc do “rạch mặt ăn vạ”, trên cơ thể hắn không biết bao nhiêu là sẹo mà đếm.”Trông gớm chết!”…Nói đi cũng phải nói lại, chẳng khi không mà hắn lại tự biến mình thành con người như thế. Hắn bắt buộc phải làm như thế để có thể tiếp tục tồn tại được trong xã hội. Để có thể tiếp tục uống rượu say khước, chẳng biết ngày tỉnh và để tiếp tục chưởi bới. Mà tiếng chưởi của Chí Phèo cũng hay đấy chứ! Hắn chưởi trời, mà trời thì đâu có thể đáp lại lời hắn, rồi hắn lại chưởi người làng Vũ Đại, nhưng đáng tiếc thay ai cũng nghĩ rằng:”chắc hắn trừ mình ra”. Cuối cùng, hắn lôi “đứa nào đẻ ra hắn” mà chưởi. Không phải hắn chỉ chưởi cho sướng cái mồm mà thôi, mà hắn đang cay đắng nhìn lại đúng cái cuộc đời như trong lời chưởi của hắn. Chí Phèo tự chưởi rồi cũng tự nghe, đáp lại chỉ có những con chó sủa ầm lên mổi khi hắn đi qua.Vậy ra là hắn đang chưởi nhau với chó à! Suy ra cho cùng thì hắn cũng chỉ được xếp ngan hàng với mấy con chó. Xã hội thật sự đào thải hắn, không cho hắn dung thân và cũng không cho hắn có được cái cơ hội nào nữa cả.

    Bắt đầu từ đó, hắn tha hóa và dần mất hết tính người. Chỉ biết mỗi chuyện: Uống rượu say, rạch mặt, ăn vạ, dọa nạt, đâm chém, xin tiền… Chính bởi những cái đó càng làm cho hắn cô độc hơn khi cơn say trong hắn cứ triền miên từ ngày nay qua tháng nọ. Trong người hắn chẳng còn máu, mà chỉ có rượu thôi, rượu chảy trong hắn và nuôi sống hắn!

    Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có những nốt trầm bỏng khác nhau. Cuộc sống của Chí Phèo có một bước ngoặc lớn khi Thị Nở xuất hiện. Cái hơi hám của tình yêu mang hắn về lại với xã hội loài người. Mang men rượu ra xa Chí Phèo. Và khiến hắn khao khát có được mái ấm gia đình, một cuộc sống bình thường như bao người khác và hơn hết, hắn muốn lại trở thành một con người lương thiện… Vậy mà cái xã hội tàn bạo, không nhân tính ấy đâu có cho hắn được toại nguyện.Chỉ một bát cháo hành của Thị Nở thôi thì đâu có đủ để cả xã hội chấp nhận hắn. Nhưng ít ra, bát cháo hành ấy cũng đã khơi gợi được “nhân tính” trong hắn. Ít ra hắn cũng biết rằng hắn cần phải sống lương thiện. Hắn đã thật sự ngạc nhiên rằng đó mới chính là điều bấy lâu nay hắn khao khát muốn đạt được, đó là khát khao hạnh phúc. Khát khao được sống như một con người bình thường. Khi mà những tiếng chim hót ngoài kia cứ ríu rít vang lên bên tai hắn, tiếng cười nói của những người đi chợ rôm rả bên ngoài túp lều của hắn, và “chao ôi là buồn” …hắn đang cố hình dung về những gì mà hắn đã từng rất mơ ước. Một người vợ dệt vải, một người chồng cày thuê cuốc mướn… Vậy mà, hắn giờ đã già rồi mà vẫn chưa thể nào đạt được những mơ ước nhỏ nhoi ấy. Hắn thấy hắn buồn vô cùng. Kể từ mấy chục năm nay, có bao giờ mà hắn có được những cảm xúc buồn vui thế này đâu! Có bao giờ mà hắn ngồi ngẫm nghĩ về cuộc đời của hắn! Và lần đâu tiên, hắn được một người đàn bà cho, Thị Nở mang bát cháo hành đến cho hắn giống như mang ánh sáng của cuộc đời đến làm xua đi cái đen tối mờ mịt luôn bao vây lấy hắn. Trong lúc ấy, hắn cảm thấy ăn năng và hối hân về những tội ác mà hắn đã gây ra.Bát cháo hành nóng ấy dường như có một uy lực ghê gớm. Nó khiến cho một “con quỷ khát máu” cũng phải thấy được lỗi lầm của mình và cũng gội rửa đi thú tính của hắn. Làm hắn cảm thấy mình có được hơi thở của con người, làm hắn cảm thấy cần một bàn tay của người ta chăm sóc hắn. Là tự nguyện chứ không phải do hắn giành giật mà có được nữa. Bát cháo hành và Thị Nở đã mở đường cho hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Nhưng mà nào có được đâu,ngược lại, xã hội ấy chẳng những đồi bại mà còn đầy những định kiến cho cuộc sống trở thành bi kịch và lâm vào ngõ cụt. Bà cô của Thị Nở đã ngăn cản đứa cháu của mình lấy một thằng “không cha,làm nghề rạch mặt ăn vạ”. Thế là Thị tức điên lên và tìm gặp Chí để xả hết những lời của bà cô vào mặt Chí. Rồi Thị ra về và Thị hoàn toàn không biết rằng những việc mình vừa làm đã tác động đến Chí thế nào. Chí Phèo quyết định “đâm chết” bà cô của Thị Nở, thế nhưng “Tao phải đâm chết nó” của Chí Phèo lại nhầm vào Bá Kiến.Chí Phèo đã chấm dứt tất cả bằng cách giết Bá Kiến và tự sát. Tại vì hắn đã nhận ra cái nguyên nhân sâu xa khiến cho con người hắn trở nên như ngày hôm nay. Hắn đã ý thức được về hình hài cũa mình. Với cái hình hài người chẳng ra người, vật chẳng ra vật thì làm sao hắn có thể trở thành người lương thiện được đây! Hắn lắc đầu: ”Ai cho tao lương thiện…Tao không thể là người lương thiện nữa”.Ngay khi “con quỷ dữ” ấy tàn bạo nhất, lại chính là lúc cái bản chất tốt đẹp của hắn được phơi bày. Hắn đã chẳng còn được cơ hội nào nữa. Chỉ có cái chết mới giúp giải thoát hắn khỏi những bất công tàn ác đó.

    Cái chết của Chí Phèo không mang câu chuyện về nơi kết thúc mà ngược lại, dường như nó chỉ mới bắt đầu thôi. Khi Thị Nở bổng dưng nhìn thấy cái lò gạch cũ thì câu chuyện đã lại bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Vậy ra, trong cái xã hội thối nát ấy, con người chỉ quanh đi quẩn lại với cái vòng tròn vô định hướng ấy. Chí Phèo này chết rồi thì sẽ lại có một Chí Phèo con xuất hiện. Đến khi nào mới hết những con người khốn khổ bị dồn đến bước đường cùng, không còn một lối thoát nào nữa.

    Nhân vật Chí Phèo, từ một người nông dân hiền lành, rồi trở thành quỷ dữ, rồi lại muốn trở thành người hiền lành. Qua bao nhiêu là sự biến đổi, nhưng cái bản chất gốc gác của hắn thì vẫn tồn tại như chính con người hắn đã hiện hữu.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Phân tích “Tiếng chửi của Chí Phèo”

    Trong nền văn học viết Việt Nam, có những tác giả đã khẳng định vị trí của mình bằng sáng tác đồ sộ mang giá trị nhân văn lớn như đại thi hào Nguyễn Du với “Truyện Kiều” hoặc bằng cách phản ánh những sự kiện trong đại của đất nước như tác gia Tố Hữu, Nguyễn Tuân.

  • Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

    Sau khi gặp Thị Nở: - Lúc đầu: Trước khi gặp Thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thoả thê đến thế…

  • Vì sao truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao lại được coi là kiệt tác?

    Truyện ngắn của Nam Cao ra đời gây một tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ. Nó là một dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho thắng lợi của quan điểm nghệ thuật vì dân sinh của các văn tiến bộ. Truyện ngắn xuất sắc này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.

  • Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo

    Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Chí Phèo có lẽ là tác phẩm thành công hơn cả trong việc đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ, không thể quên về bức tranh đen tối ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp nhất của con người, khơi dậy lòng căm ghét cái xã hội vạn ác đã chà đạp lên nhân phẩm con người, thương xót, cảm thông với những thân phận cùng đinh bị giày vò, tha hóa trong chế độ cũ.

  • Phân tích đề tài người nông dân và Chí Phèo

    1.ÐỀ TÀI NÔNG DÂN 2. Truyện ngắn “Chí Phèo” 1. Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close