Thành ngữ nói về việc con người khi sống đối xử với nhau cho dù thế nào đi chăng nữa thì đến lúc chết cũng là hết. Chính vì vậy, thành ngữ có hàm ý khuyên chúng ta cần bỏ đi sự thù hằn, ganh ghét, làm tròn nghĩa vụ với người đã chết bằng cách bày tỏ sự thương tiếc chân thành của mình.

Nghĩa tử là nghĩa tận.


Thành ngữ nói về việc con người khi sống đối xử với nhau cho dù thế nào đi chăng nữa thì đến lúc chết cũng là hết. Chính vì vậy, thành ngữ có hàm ý khuyên chúng ta cần bỏ đi sự thù hằn, ganh ghét, làm tròn nghĩa vụ với người đã chết bằng cách bày tỏ sự thương tiếc chân thành của mình.

Giải thích thêm
  • Nghĩa tử: tình cảm chân thành, xót thương mà người còn sống dành cho người đã chết.

  • Nghĩa tận: tình nghĩa cuối cùng.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Mặc dù khi còn sống, ông ta đối xử với tôi rất tệ bạc. Nhưng bây giờ, ông ấy đã chết rồi, nghĩa tử là nghĩa tận, tôi cũng không hận thù ông ấy nữa.

  • Mẹ tôi thường khuyên tôi không nên giữ mãi lòng ganh ghét với một người, kể cả khi họ đã mất, vì nghĩa tử là nghĩa tận.

  • Trong đám tang của bà ấy, người con trai nhắc lại những việc làm không tốt của bà với anh ta. Đáng lẽ ra anh ta không nên làm thế, vì nghĩa tử là nghĩa tận.

close