Lỗi về ngữ pháp

Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, dùng từ không đúng ý nghĩa, dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu, lặp từ, lặp nghĩa

a. Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

Ví dụ: Tôi nghe phong phanh có tin đồn như vậy.

Câu trên dùng sai từ phong phanh → sửa thành phong thanh.

b. Dùng từ không đúng ý nghĩa

Ví dụ: Thành phần giữ vai trò nòng cốt trong cuộc nổi dậy đấu tranh là thành phần tri thức.

Câu trên dùng sai từ tri thức → sửa thành trí thức.

Tri thức: những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội

Trí thức: người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình

 

c. Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu

Ví dụ: Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài đã gây ngập úng nhiều nơi.

Câu trên dùng lượng mưa kết hợp với kéo dài là không phù hợp vì chỉ số lượng phải dùng những từ định lượng như nhiều/ ít.

Sửa: Trong ba ngày, lượng mưa quá lớn đã gây ngập úng nhiều nơi.

d. Lặp từ, lặp nghĩa

Ví dụ: Có thể nói, Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội Chí Phèo sống là một xã hội khác.

→ Sửa: Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội anh ta sống là một xã hội khác


  • Lý thuyết Lỗi về phong cách

    Người viết, người nói chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

  • Lỗi về trật tự từ

    Trật từ từ là thứ tự sắp xếp của từ ngữ trong câu, việc sắp xếp các từ ngữ trong câu phải tuân theo quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close