Lý thuyết Tứ giác SGK Toán 8 - Cánh diềuTứ giác là gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên 1. Khái niệm Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Ví dụ:
Đặc điểm + Có 4 đỉnh + Có 4 cạnh Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác đó. Ví dụ: ABCD là tứ giác lồi, EFGH không phải là tứ giác lồi. 2. Tính chất: + Hai cạnh kề nhau là hai cạnh chung đỉnh. + Hai cạnh kề nhau tạo thành góc của tứ giác. + Hai cạnh đối nhau không chung đỉnh. + Hai đỉnh đối nhau là hai đỉnh không cùng nằm trên một cạnh. + Đường chéo là đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau. 3. Định lí tổng các góc của một tứ giác Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng \({360^0}\). Tứ giác ABCD, \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\) Ví dụ: \(\widehat B = {360^0} - {93^0} - {123^0} - {75^0} = {69^0}\)
|