Lý thuyết Saccharose và maltose - Hóa 12 Chân trời sáng tạoSaccharose còn được gọi là đường ăn, là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường,…. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa 1. Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của saccharose, maltose - Saccharose còn được gọi là đường ăn, là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường,…. - Maltose cũng là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Maltose chủ yếu được tạo ra trong quá trình thủy phân tinh bột. - Saccharose và maltose đều là các disaccharose có công thức phân tử C12H22O11. Phân tử saccharose được tạo bởi một đơn vị \(\alpha \)- glucose và một đơn vị \(\beta \)- fructose, liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C1 của đơn vị \(\alpha \)- glucose và C2 của đơn vị \(\beta \) - frutose:
- Phân tử maltose được tạo bởi hai đơn bị glucose, liên kết với nhau qua liên kết \(\alpha \) - 1,4 – glycoside
2. Tính chất hóa học cơ bản của saccharose 1. Phản ứng với copper(II) hydroxide Dung dịch màu xanh lam được tạo thành khi cho dung dịch saccharose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm 2C12H22O11 + Cu(OH)2 \( \to \) Cu(C12H21O11)2 + 2H2O 2. Phản ứng thủy phân - Saccharose bị thủy phân tạo thành glucose và fructose. Phản ứng xảy ra khi có xúc tác acid hoặc có mặt của enzyme Ứng dụng của saccharose và maltose Saccharose và maltose được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm. SƠ ĐỒ TƯ DUY
|