Lý thuyết rút gọn phân thức1. Qui tắc 1. Rút gọn phân thức đại số - Cách biến đổi phân thức thành phân thức đơn giản hơn và bằng phân thức đã cho gọi là rút gọn phân thức. - Muốn rút gọn một phân thức ta có thể làm như sau: + Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung. + Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung (nếu có). Chú ý: Nhiều khi ta cần đổi dấu ở tử hoặc mẫu để nhận ra nhân tử chung của tử và mẫu bằng việc sử dụng tính chất: \(A = - \left( { - A} \right).\) Ví dụ: \(\dfrac{{20{x^2} - 45}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{5\left( {4{x^2} - 9} \right)}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{5\left( {2x - 3} \right)\left( {2x + 3} \right)}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{5\left( {2x + 3} \right)}}{{2x - 3}}.\) 2. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Rút gọn phân thức Phương pháp: Để rút dọn phân thức ta tiến hành các bước sau: Bước 1: Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung. Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung (nếu có). Dạng 2: Tính giá trị của phân thức tại giá trị cho trước của biến. Phương pháp: Bước 1: Rút gọn phân thức (nếu cần) Bước 2: Thay giá trị của biến vào phân thức rồi thực hiện phép tính. Dạng 3: Tìm giá trị nguyên của biến để phân thức đạt giá trị nguyên. Phương pháp: Bước 1: Tìm điều kiện xác định Bước 2: Ta biến đổi để đưa phân thức về dạng \(m + \dfrac{n}{B}\) (nếu có thể). Bước 3: Phân thức \(\dfrac{A}{B}\) đạt giá trị nguyên khi \(A \vdots B\) , từ đó tìm được \(x.\) Bước 4: So sánh với điều kiện để kết luận các giá trị thỏa mãn. Dạng 4: Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của phân thức. Phương pháp: Ta biến đổi phân thức để sử dụng được các kiến thức sau: \({\left( {A + B} \right)^2} + m \ge m\,\,;\) \(m - {\left( {A + B} \right)^2} \le m\) với mọi \(A,B\) . Dấu “=” xảy ra khi \(A = - B.\) \({\left( {A - B} \right)^2} + m \ge m\,\,;\) \(m - {\left( {A - B} \right)^2} \le m\) với mọi \(A,B\) . Dấu “=” xảy ra khi \(A = B.\)
|