Lý thuyết phép trừ các phân thức đại số1. Phân thức đối. 1. Phân thức đối Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng \(0\). Phân thức đối của phân thức \( \dfrac{A}{B}\) được kí hiệu là \( -\dfrac{A}{B}\) Vậy \( -\dfrac{A}{B} =\dfrac{-A}{B}\) và \( -\dfrac{-A}{B}=\dfrac{A}{B}\) Ví dụ: \(\dfrac{x}{x-2}\) là phân thức đối của phân thức \(\dfrac{-x}{x-2}\) 2. Phép trừ Quy tắc: Muốn trừ phân thức \( \dfrac{A}{B}\) cho phân thức \( \dfrac{C}{D}\), ta cộng \( \dfrac{A}{B}\) với phân thức đối của \( \dfrac{C}{D}\) Vậy: \( \dfrac{A}{B}-\dfrac{C}{D}=\dfrac{A}{B}+\left( { - \dfrac{C}{D}} \right)\). Ví dụ: \( \dfrac{4x-1}{3x^{2}y}-\dfrac{7x-1}{3x^{2}y}\) \( =\dfrac{4x-1}{3x^{2}y}+\dfrac{-(7x-1)}{3x^{2}y}\) \( =\dfrac{4x-1-7x+1}{3x^{2}y}\) \( =\dfrac{-3x}{3x^{2}y}=-\dfrac{1}{xy}\). ![]() ![]()
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
|