Lý thuyết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tửTa vận dụng phương pháp nhóm hạng tử khi không thể phân tích I. Các kiến thức cần nhớ 1. Phương pháp - Ta nhận xét để tìm cách nhóm hạng tử một cách thích hợp (có thể giao hoán và kết hợp các hạng tử để nhóm) sao cho sau khi nhóm, từng nhóm đa thức có thể phân tích được thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. Khi đó đa thức mới phải xuất hiện nhân tử chung. - Ta áp dụng phương pháp đặt thành nhân tử chung để phân tích đa thức đã cho thành nhân tử. 2. Chú ý - Với một đa thức, có thể có nhiều cách nhóm các hạng tử một cách thích hợp. - Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta phải phân tích đến cuối cùng (không còn phân tích được nữa). - Dù phân tích bằng cách nào thì kết quả cũng là duy nhất. - Khi nhóm các hạng tử, phải chú ý đến dấu của đa thức. Ví dụ: \({x^2} + xy - 6x - 6y \)\(= x\left( {x + y} \right) - 6\left( {x + y} \right) \)\(= \left( {x + y} \right)\left( {x - 6} \right)\) hoặc \({x^2} + xy - 6x - 6y \)\(= \left( {{x^2} - 6x} \right) + \left( {xy - 6y} \right) \)\(= x\left( {x - 6} \right) + y\left( {x - 6} \right) \)\(= \left( {x - 6} \right)\left( {x + y} \right)\) Các cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. II. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử Phương pháp: Sử dụng cách nhóm hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử. Dạng 2: Tìm \({\bf{x}}\) . Phương pháp: Sử dụng cách nhóm hạng tử để biến đổi về dạng tìm \(x\) thường gặp. Chẳng hạn \(A.B = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A = 0\\B = 0\end{array} \right.\) Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức thỏa mãn điều kiện cho trước Phương pháp: + Biến đổi biểu thức để có thể sử dụng được điều kiện của đề bài. + Từ đó tính giá trị của biểu thức.
|