Lý thuyết Môi trường và các nhân tố sinh thái - Sinh 12 Cánh diều

Mỗi loài sinh vật thường sống trong môi trường nhất định.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

BÀI 20. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Môi trường sống của sinh vật

Môi trường là toàn bộ các nhân tố ở xung quanh sinh vật. Những nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật gọi là nhân tố sinh thái.

II. Các nhân tố sinh thái

1. Khái niệm và phân loại nhân tố sinh thái

Nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật gọi àl nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
Nhân tố vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường tự nhiên tác động tới đời sống của sinh vật như khí hậu, thổ nhưỡng, nước,...
Nhân tố hữu sinh là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường, tạo nên các mối quan hệ kí sinh, cộng sinh, hợp tác, vật ăn thịt - con mổi,...

2. Ảnh hương của một số nhân tố sinh thái đến sinh vật.

Ánh sáng

Nhiệt độ

III. Các quy luật sinh thái

1. Quy luật giới hạn sinh thái

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thế tôn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn sinh thái.

Giới hạn sinh thái bao gồm khoảng thuận lợi và khoảng ức chế.

2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái

Sinh vật sống không chịu tác động đơn lẻ của bất kì nhân tố sinh thái nào mà chịu tác động đồng thời của các nhân tố sinh thái. Một số nhân tố khi thay đổi có thể dẫn tới sự thay đối của các nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các thay đối đó.

Nếu một nhân tố sinh thái không nằm trong khoảng thuận lợi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những nhân tố sinh thái khác.

3. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

Mỗi giai đoạn khác nhau trong chu trình sống của sinh vật có các yêu cầu sinh thái khác nhau đối với cùng một nhân tố sinh thái. 

Trong cùng khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái, có thể cực thuận đối với hoạt động này nhưng lại có hại cho hoạt động khác. 

IV. Nhịp sinh học

Nhịp sinh học àl sự phản ứng một cách nhịp nhàng của sinh vật trước những thay đối có tính chu kì của môi trường.

Nhịp sinh học đảm bảo cho sinh vật thích ứng với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close