Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (Phần 1) trang 97, 98, 99 Sinh 12 Cánh diều

Dựa vào định luật Hardy - Weinberg, hãy dự đoán các nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 97 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 97 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào định luật Hardy - Weinberg, hãy dự đoán các nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào định luật Hardy - Weinberg

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:

- Đột biến 

- Giao phối không ngẫu nhiên/ Tự thụ phấn

- Chọn lọc tự nhiên

- Di - nhập gene

- Yếu tố ngẫu nhiên

CH tr 97 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 97 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Tại sao biến đổi về tần số allele, tần số kiểu gene ở phạm vi quần thể là cơ sở của quá trình tiến hóa của sinh vật?

Phương pháp giải:

Lý thuyết tiến hóa nhỏ

Lời giải chi tiết:

Quá trình tiến hóa nhỏ làm thay đổi tần số allele, tần số kiểu gene qua các thế hệ quần thể. Trải qua thời gian đủ dài, những biến đổi trong cấu trúc di truyền của quần thể được tích luỹ, tạo nên các quần thể biến đổi đáng kể so với quần thể ban đầu. Tiến hóa nhỏ là cơ sở dẫn tới quá trình hình thành loài mới.

CH tr 97 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 97 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Tại sao quần thể là đơn vị tiền hóa nhỏ?

Phương pháp giải:

Lý thuyết tiến hóa nhỏ

Lời giải chi tiết:

Bản chất của tiến hóa nhỏ là quá trình làm thay đổi vốn gene, thể hiện ở sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene, dẫn đến thay đổi đặc trưng di truyền của quần thể qua các thế hệ. Nói cách khác, quần thể là đơn vị tiền hóa nhỏ.

CH tr 98 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 98 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Trình bày vai trò của các nhân tố tiến hóa và nêu ví dụ minh hoạ.

Phương pháp giải:

Lý thuyết vai trò của các nhân tố tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

- Đột biến làm xuất hiện allele mới trong quần thể, làm thay đổi tần số allele của quần thể so với ban đầu. Đột biến cung cấp nguyên liệu cơ sở cho quá trình tiến hóa.

- Dòng gene là hiện tượng chuyển các allele hoặc gene từ quần thể cho sang quần thể nhận, làm thay đổi vốn gene của quần thể nhận.

- Phiêu bạt di truyền là sự thay đổi tần số allele của quần thể do giảm đột ngột số lượng cá thể trong quần thể bởi yếu tố ngẫu nhiên.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử, giảm tần số kiểu gene dị hợp tử của quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà nhờ đó tần số allele có lợi tăng lên trong quần thể qua thời gian do các cá thể mang allele đó tăng khả năng sống sót và sinh sản thành công.

CH tr 98 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 98 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Sự phát sinh đột biến có tính định hướng hay vô hướng đối với khả năng sống sót và sinh sản của sinh vật?

Phương pháp giải:

Lý thuyết nhân tố đột biến

Lời giải chi tiết:

Tính vô hướng của đột biến thể hiện ở những điểm sau:

- Xảy ra ngẫu nhiên

- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính

- Không thể dự đoán trước

CH tr 99 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 17.1, hãy mô tả sự kiện "cổ chai" và tác động của sự kiện này đến cấu trúc di truyền của quần thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 17.1

Lời giải chi tiết:

Hiệu ứng cổ chai là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể giảm đột ngột bởi các yếu ớt như thiên tại; nạn săn bắt, khai thác quá mức. Dưới tác động đó, sự sống sót hoặc chết của các cá thể xảy ra ngẫu nhiên, không liên quan đến khả năng sinh sản hoặc thích nghi của sinh vật với môi trường. Quần thể thế hệ mới hình thành từ các cá thể còn sống sót sau giai đoạn "cổ chai" có cấu trúc di truyền khác so với quân thê ban đầu.

CH tr 99 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 99 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 17.2 và cho biết ảnh hưởng của phiêu bạt di truyền đối với tần số allele của quần thể phụ thuộc vào kích thước quần thể như thế nào.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.2

Lời giải chi tiết:

Phiêu bạt di truyền dẫn tới sự phân li các quần thể. Sau nhiều thế hệ, các quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền giống nhau có thể trở nên khác nhau một cách ngẫu nhiên dưới tác động của phiêu bạt di truyền.

CH tr 100 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 100 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Vì sao giao phối không ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa.

Phương pháp giải:

Lý thuyết giao phối không ngẫu nhiên.

Lời giải chi tiết:

Giao phối không ngẫu nhiên không trực tiếp làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng có thể làm giảm tần số kiểu gene dị hợp và tăng dần số kiểu gene đồng hợp tử sau nhiều thế hệ → giao phối không ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa.

CH tr 100 CH

Trả lời câu hỏi trang 100 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Một quần thể bướm đêm trong khu rừng với nhiều cây bạch dương có thân gỗ màu trắng. Bướm đêm là nguồn thức ăn của nhiều loài chim, động vật có vú và côn trùng khác. Các con bướm chủ yếu có màu trắng ngà, một số tí có cánh màu sẫm. Khi khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận làm thân cây bạch dương phủ màu bụi sẫm, các con bướm có màu trắng ngà dễ bị phát hiện và bị ăn thịt. Qua thời gian dài, quần thể bướm đêm ở khu vực này có sự thay đổi về các tần số kiểu hình màu sắc thân (hình 17.3).

 

Dựa vào thông tin nêu trên, hãy cho biết các yếu tố đóng góp vào sự thay đổi tần số kiểu hình sắc của bướm đêm.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.3

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi tần số kiểu hình sắc của bướm đêm trong khu vực này là kết quả của chọn lọc tự nhiên tác động lên biến dị di truyền trong quần thể.

CH tr 101 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 101 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 17.4 và trả lời câu hỏi: Màu sắc thân của thằn lằn và rắn vua, hình dạng và màu sắc của hoa lan mang lại lợi ích gì đối với mỗi nhóm sinh vật đó?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.4

Lời giải chi tiết:

Màu sắc thân của thằn lằn và rắn vua, hình dạng và màu sắc của hoa lan mang lại lợi ích tự vệ/ thu hút bạn tình đối với mỗi nhóm sinh vật đó.

CH tr 101 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 101 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Hãy nêu một số ví dụ về đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

Phương pháp giải:

Lý thuyết cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Thằn lằn có màu sắc giống thân cây.

CH tr 102 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 102 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Tại sao nhiều động vật có vú như hổ, báo, sư tử,... có lớp lông mao bao phủ cơ thể nhưng động vật có vú sống ở nước như cá voi không có đặc điểm đó?

Phương pháp giải:

Lý thuyết đặc điểm thích nghi

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt về lớp lông mao giữa động vật có vú sống trên cạn và động vật có vú sống ở nước là kết quả của quá trình tiến hóa. Lớp lông mao ở động vật có vú sống trên cạn mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phù hợp với môi trường nước. Do đó, động vật có vú sống ở nước đã mất đi đặc điểm này trong quá trình tiến hóa.

CH tr 102 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 102 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Trung Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn ăn các hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây có hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Trong thời gian đó, khoảng 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim ăn hạt nhỏ, mềm có mỏ nhỏ. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước mỏ trung bình là 10,2 mm. Hãy phân tích ví dụ nêu trên để chứng minh:

a) Tiến hóa đang xảy ra ở quần thể chim sẻ ở đảo và đơn vị tiến hoá là quần thể.

b) Chim sẻ có đặc điểm thích nghi liên quan đến kích thước mỏ và đặc điểm thích nghi này có tính hợp íl tương đối.

c) Nếu hiện tượng mưa nhiều xuất hiện trở lại ở khu vực này, hãy dự đoán đặc điểm kích thước mỏ chim sẻ ở quần đảo này sau đó một vài năm.

Phương pháp giải:

Dựa vào ví dụ trên.

Lời giải chi tiết:

a) Chứng minh tiến hóa đang xảy ra ở quần thể chim sẻ

Sự thay đổi tần số alen:

- Năm 1976: Tần số alen quy định mỏ nhỏ cao hơn.

- Năm 1978: Tần số alen quy định mỏ lớn cao hơn do chim sẻ mỏ nhỏ bị chết nhiều hơn trong hạn hán.

Sự thay đổi này di truyền qua sinh sản: Chim sẻ mỏ lớn có khả năng sinh tồn và sinh sản cao hơn trong điều kiện hạn hán, di truyền alen mỏ lớn cho thế hệ sau.

Kết luận: Tiến hóa đang xảy ra ở quần thể chim sẻ do tần số alen quy định kích thước mỏ thay đổi qua các thế hệ.

Đơn vị tiến hóa là quần thể:

- Sự thay đổi xảy ra ở cả quần thể chứ không phải cá thể riêng lẻ.

- Quần thể chim sẻ là một đơn vị tiến hóa vì nó có vốn gen chung và có thể bị ảnh hưởng bởi chọn lọc tự nhiên.

b) Chứng minh chim sẻ có đặc điểm thích nghi liên quan đến kích thước mỏ:

- Mỏ lớn là đặc điểm thích nghi giúp chim sẻ ăn được hạt to, cứng trong điều kiện hạn hán.

- Chim sẻ mỏ nhỏ không thể ăn được hạt to, cứng và dễ bị chết trong hạn hán.

- Kết luận: Kích thước mỏ là đặc điểm thích nghi giúp chim sẻ sống sót và sinh sản trong môi trường biến đổi.

Tính hợp lý tương đối của đặc điểm thích nghi:

- Mỏ lớn có lợi trong điều kiện hạn hán nhưng có thể cản trở chim sẻ khi ăn hạt nhỏ.

- Kích thước mỏ tối ưu sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

- Kết luận: Mỏ lớn chỉ là một đặc điểm thích nghi tương đối, phù hợp với điều kiện hạn hán.

c) Dự đoán về kích thước mỏ chim sẻ nếu mưa nhiều xuất hiện trở lại:

- Mưa nhiều sẽ làm cho các cây có hạt nhỏ, mềm phát triển mạnh.

- Chim sẻ mỏ nhỏ sẽ có lợi thế hơn trong điều kiện này.

- Qua nhiều thế hệ, tần số alen quy định mỏ nhỏ sẽ tăng lên.

- Kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ sẽ giảm dần.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close