Lý thuyết Lôgarit - Toán 11 Kết nối tri thức1. Khái niệm Lôgarit Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh 1. Khái niệm Lôgarit Cho a là một số thực dương khác 1 và M là một số thực dương. Số thực α để aα=M được gọi là lôgarit cơ số a của M và kí hiệu là logaM. α=logaM⇔aα=M. Chú ý: Không có lôgarit của số âm và số 0. Cơ số của lôgarit phải dương và khác 1. Từ định nghĩa lôgarit, ta có các tính chất sau: Với 0<a≠1,M>0 và α là số thực tùy ý, ta có: loga1=0;logaa=1;alogaM=M;logaaα=α. 2. Tính chất của lôgarit a) Quy tắc tính lôgarit Giả sử a là số thực dương khác 1, M và N là các số thực dương, α là số thực tùy ý. Khi đó: loga(MN)=logaM+logaN;loga(MN)=logaM−logaN;logaMα=αlogaM. b) Đổi cơ số của lôgarit Với các cơ số lôgarit a và b bất kì (0<a≠1,0<b≠1) và M là số thực dương tùy ý, ta luôn có: logaM=logbMlogba. 3. Lôgarit thập phân và lôgarit tự nhiên a) Lôgarit thập phân Lôgarit cơ số 10 của một số dương M gọi là lôgatit thập phân của M, kí hiệu là logM hoặc lgM (đọc là lốc của M). b) Số e và lôgarit tự nhiên Lôgarit cơ số e của một số dương M gọi là lôgarit tự nhiên của M, kí hiệu là lnM (đọc là lôgarit Nêpe của M). ![]() ![]()
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|