Lý thuyết giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững - Sinh 10 Cánh diều

Giới thiệu chương trình môn sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

I. Giới thiệu chương trình môn sinh học
1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học
Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống.
Đối tượng nghiên cứu: là các sinh vật và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học  ngày càng phân hóa chuyên sâu: sinh học phân tử, di truyền học, sinh học tiến hóa ...

Quan hệ giữa đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu trong sinh học được thể hiện qua hình 1.1.

2. Mục tiêu của môn Sinh học
- Tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các cấp độ tổ chức sống
- Điều khiển và tối ưu được nguồn tài nguyên sinh học (sinh vật) và phi sinh học (đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời…).

- Phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội.

3. Vai trò của Sinh học trong cuộc sống

4. Các ngành nghề liên quan đến sinh học:
Sinh học trong tương lai có thể phát triển theo hai hướng: mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vĩ mô (gene, enzyme ...) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển ...).

Thành tựu của nghiên cứu sinh học trong tạo giống vật nuôi, cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu; trong việc tạo ra các phương pháp điều trị bệnh mới; trong bảo vệ môi trường ...

5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

Học môn Sinh học giúp em chọn nhiều ngành nghề khác nhau, từ nghiên cứu, giảng dạy đến sản xuất, chăm sóc sức khỏe hay hoạch định chính sách.

II. Sinh học và sự phát triển bền vững
1. Vai trò của sinh học trong quá triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

 

Sinh học cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học.

Sinh hoc đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

2. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

Tuy vậy, một số thành tựu trong sinh học như chuyển gene ở động vật cũng gây nên những tranh luận trái chiều liên quan đến đạo đức xã hội.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close