Bài 17. Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật trang 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108 Sinh 10 - Cánh diều

Vi sinh vật thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới (hình 17.1)? Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt chúng với các sinh vật khác? Trong sữa chua có vi khuẩn lactic, trong cơm rượu nếp có nấm men (hình 17.2). Em có thể quan sát chúng bằng cách nào? Tại sao?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 102

 

Mở đầu

Vi sinh vật thuộc giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới (hình 17.1)? Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt chúng với các sinh vật khác?

Sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ gồm vi khuẩn, tảo đơn bào và nguyên sinh động vật, vi nấm.

Lời giải chi tiết:

- Vi sinh vật thuộc 3 giới: Giới Khởi sinh (vi khuẩn), Giới Nguyên sinh (tảo đơn bào và nguyên sinh động vật), Giới Nấm (vi nấm).

- So với các sinh vật khác, chúng là các sinh vật rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường.

 

Câu hỏi 1 

Trong sữa chua có vi khuẩn lactic, trong cơm rượu nếp có nấm men (hình 17.2). Em có thể quan sát chúng bằng cách nào? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, không thấy được mắt thường mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta quan sát vi khuẩn lactic và nấm men qua kính hiển vi, vì chúng quá nhỉ, không thể thấy bằng mắt thường.

Câu hỏi tr 103

Câu hỏi 2 

Hình 17.3 cho biết kích thước và thời gian chu kì tế bào của E. coli và S. cerevisiae. Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai thông số đó? Giải thích.

Hướng dẫn giải:

Quan sát kích thước tế bào và thời gian chu kì tế bào, dựa vào tỉ lệ S/V và đưa ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Ta thấy thời gian chu kì tế bào của E.coli nhanh hơn S.cerevisiae, kích thước tế bào của E.coli nhỏ hơn S.cerevisiae, như vậy kích thước tế bào càng lớn thì thời gian chu kì càng lớn và ngược lại. Vì tế bào của E.coli có tỉ lệ S/V lớn hơn S.cerevisiae, do đó tốc độ trao đổi chất của E.coli lớn hơn, tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

Luyện tập 1

Cho biết vi sinh vật có nhóm đặc điểm liệt kê ở bảng 17.1 thuộc giới nào trong 3 giới sau: Khởi sinh, Nấm, Nguyên sinh.

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm của các nhóm sinh vật: 

- Vi khuẩn: Nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng

- Tảo đơn bào và nguyên sinh động vật: Nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng

- Vi nấm: Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2 

Sắp xếp các vi sinh vật (vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, trùng roi xanh, trùng giày, tảo silic) vào kiểu dinh dưỡng phù hợp.

Hướng dẫn giải:

Các kiểu dinh dưỡng và các sinh vật đại diện cho kiểu dinh dưỡng là: 

Quang dị dưỡng: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.

Quang tự dưỡng: Vi khuẩn lam, vi tảo, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục

Hóa dị dưỡng: Vi nấm, nguyên sinh động vật, đa số vi khuẩn

Hóa tự dưỡng:  Vi khuẩn oxi hóa hydrogen, lưu huỳnh, sắt hoặc nitrat hóa.

Lời giải chi tiết:

- Quang tự dưỡng: Trùng roi xanh, tảo silic

- Hóa dị dưỡng: Trùng giày, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc

Câu hỏi tr 104

Vận dụng 1

Nếu chỉ cung cấp nguồn carbon và năng lượng thì vì sinh vật có thể phát triển được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật cần nguồn cacbon, năng lượng phù hợp và các nguyên tố khác cho quá trình phát triển và sinh sản.

Lời giải chi tiết:

Nếu chỉ cung cấp nguồn carbon và năng lượng thì vì sinh vật không thể phát triển được vì chúng cần nhiều nguyên tố khác cho hoạt động sống.

Câu hỏi 3

Hãy kể tên một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vi sinh vật.

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật được nghiên cứu qua một số phương pháp như phân lập, nghiên cứu hình thái, đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật.

Lời giải chi tiết:

- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: Phân lập vi sinh vật; nuôi cấy và giữ giống, nghiên cứu hình thái vi sinh vật; nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lý, di truyền của vi sinh vật,...

- Ý nghĩa của nghiên cứu vi sinh vật: Giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyển, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, qua đó con người có thể khai thác, ứng dụng chúng vào cuộc sống.

Câu hỏi 4

Em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật. Phương pháp phân lập gồm những bước nào?

Hướng dẫn giải:

Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loại vi sinh vật, từ đó giúp người nghiên cứu phân biệt và tách riêng được các khuẩn lạc vi sinh vật cần nghiên cứu. Phương pháp phân lập được tiến hành theo 3 bước: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu, pha chế môi trường và tiến hành phân lập.

Lời giải chi tiết:

- Mục đích: Nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loại vi sinh vật.

- Ý nghĩa: Giúp người nghiên cứu phân biệt và tách riêng từng loại vi sinh vật cần nghiên cứu.

- Các bước phân lập: 

+ Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu cần thiết: nước cất, ống nghiệm, que cấy, que trang, dao, cối sứ,....

+ Pha chế môi trường, khử trùng môi trường, cho môi trường vào đĩa petri.

+ Tiến hành phân lập: 

Dùng que cấy vô trùng nhúng hoặc chạm vào mẫu bệnh phẩm để lấy các vi khuẩn muốn phân lập. Trường hợp cấy dịch ít vi khuẩn: dùng pipet hút dịch từ ống đựng bệnh phẩm, rồi nhỏ 1-2 giọt bệnh phẩm xuống đĩa thạch petri.

Ria que cấy vừa chạm vào bệnh phẩm thành đường ziczac trên đĩa petri có chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria liên tục, hãy đốt khử trùng que cấy và làm nguội trước khi thực hiện thao tác tiếp theo.

Ủ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp trong tủ ấm.

Luyện tập 3

Em hãy cho biết khuẩn lạc vi khuẩn, nấm mốc và nấm men tương ứng với ảnh nào trong các ảnh ở hình 17.4.

Hướng dẫn giải:

- Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc, một số có dạng bột mịn.

- Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, có màu trắng sữa.

- Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng và có nhiều màu sắc.

Lời giải chi tiết:

Hình a – Khuẩn lạc vi khuẩn

Hình b – Khuẩn lạc nấm nhầy

Hình c – Khuẩn lạc nấm mốc

Câu hỏi tr 105

Câu hỏi 5

Phương pháp quan sát gồm mấy bước? Vì sao muốn quan sát được vi khuẩn và nấm men thì phải làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp?

Hướng dẫn giải:

Phương pháp quan sát gồm hai bước: Chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi. Mẫu vi khuẩn nấm men và vi khuẩn được nhuộm và soi ở vật kính 100x, mẫu nấm mốc và trùng giày quan sát trực tiếp ở vật kính 10x, 40x.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp quan sát gồm hai bước:

- Chuẩn bị mẫu vật

- Quan sát bằng kính hiển vi.

Vi khuẩn và nấm men cần làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp vì kích thước của vi khuẩn và nấm men nhỏ hơn rất nhiều ó với nấm mốc và trùng giày, và nhuộm tiêu bản sẽ giúp quan sát chúng được rõ hơn. 

Câu hỏi 6

Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở hình 17.6.

Hướng dẫn giải:

Vi khuẩn catalase có khả năng phản ứng với nước oxy già (H2O2) tạo ra nước và oxygen.

Lời giải chi tiết:

Ở tiêu bản bên trái, không có hiện tượng xảy ra với nước oxy già nên không có vi khuẩn catalase. Ở tiêu bản bên phải, nước oxy già có hiện tượng xuất hiện bóng khí, đó là do có O2 tạo ra, do đó ở tiêu bản bên phải có vi khuẩn catalase.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close