Bài 3. Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống trang 19, 20, 21 Sinh 10 - Cánh diều

Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào? Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao? Trình bày quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 19 MĐ

Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đưa ra câu trả  lời cho câu hỏi

Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào:

Cấp độ tổ chức của thế giới sống:

Lời giải chi tiết:

Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào là:

    Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là:

  Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

CH tr 19 CH 1

Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

Lời giải chi tiết:

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là:

  Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

CH tr 20 CH 2

Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống.

Phương pháp giải:

- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Ví dụ: trong cơ thể đa bào, tế bào là một cấp độ tổ chức sống, cấu tạo nên mô,... và cơ thể là cấp độ tổ chức lớn hơn. Sinh quyển được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.

Lời giải chi tiết:

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

Cấp độ tổ chức sống bao gồm:

CH tr 20 LT 1

Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập được gọi là cấp độ tổ chức sống cơ bản. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Vậy từ tế bào cấp độ tổ chức sống có sự ổn định nhất định, có thể thể thực hiện các chức năng sống cơ bản.

Lời giải chi tiết:

Cấp độ tổ chức được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản là: Tế bào

Vì tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất có thể thực hiện đầy đủ các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

CH tr 20 CH 3

Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II sách giáo khoa:

1. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh.

- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Lời giải chi tiết:

 

Đặc điểm chung của của các cấp độ tổ chức sống:

1. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh.

- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

CH tr 20 CH 4

Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên.

- Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

Ví dụ: Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong không gian và mối quan hệ giữa cá thể trong quần thể mà ở cấp độ cơ thể không có.

Lời giải chi tiết:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

Ví dụ: Cá thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.

CH tr 20 LT 2

Lấy ví dụ về khả năng  tự điều chỉnh của cơ thể người.

Phương pháp giải:

  Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ cân bằng nội môi: nồng độ glucôzơ trong máu người duy trì ở mức là 0,1%, khi cơ thể thiếu hụt glucose sẽ tự động phân giải glycogen dự trữ để bổ sung lượng glucose thiếu hụt. 

CH tr 21 CH 5

Trình bày quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.

Phương pháp giải:

- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.

Lời giải chi tiết:

- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.

- Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

Ví dụ: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hoá trong cơ thể người: tế bào biểu mô ruột – biểu mô ruột – ruột non – hệ tiêu hoá – cơ thể. Trong đó, tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hoá thực hiện được chức năng tiêu hoá và hấp thụ của cơ thể người.

CH tr 21 LT 3

Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.

Phương pháp giải:

Quan sát hình:

- Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoá hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

Ví dụ: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hoá trong cơ thể người: tế bào biểu mô ruột – biểu mô ruột – ruột non – hệ tiêu hoá – cơ thể. Trong đó, tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hoá thực hiện được chức năng tiêu hoá và hấp thụ của cơ thể người.

Lời giải chi tiết:

Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hoá trong cơ thể người: tế bào biểu mô ruột – biểu mô ruột – ruột non – hệ tiêu hoá – cơ thể.

Các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người:

Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close