Lý thuyết Định lí Viète và ứng dụng Toán 9 Cánh diều

1. Định lí Viète Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) thì \({x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}\); \({x_1}{x_2} = \frac{c}{a}.\)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

1. Định lí Viète

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) thì

\({x_1} + {x_2} =  - \frac{b}{a}\); \({x_1}{x_2} = \frac{c}{a}.\)

Ví dụ: Phương trình \(2{x^2} + 11x + 7 = 0\) có: \(\Delta  = {11^2} - 4.2.7 = 65 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\).

Theo định lí Viète, ta có: \({x_1} + {x_2} =  - \frac{{11}}{2};{x_1}{x_2} = \frac{7}{2}\).

Nhận xét:

Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) \(\left( {a \ne 0} \right)\):

- Nếu \(ac < 0\) thì \(\Delta  = {b^2} - 4ac > 0\), do đó phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.

- Nếu \(a + b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = 1\), còn nghiệm kia là \({x_2} = \frac{c}{a}\).

- Nếu \(a - b + c = 0\) thì phương trình có nghiệm là \({x_1} =  - 1\), còn nghiệm kia là \({x_2} =  - \frac{c}{a}\).

Ví dụ: Phương trình \({x^2} + 3572x - 3573 = 0\) có \(a = 1 > 0,c =  - 3573 < 0\), suy ra a và c trái dấu. Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt.

Phương trình \({x^2} - 6x + 5 = 0\) có \(a + b + c = 1 + \left( { - 6} \right) + 5 = 0\) nên phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = 1,{x_2} = 5\).

Phương trình \(5{x^2} + 14x + 9 = 0\) có \(a - b + c = 5 - 14 + 9 = 0\) nên phương trình có hai nghiệm: \({x_1} =  - 1,{x_2} =  - \frac{9}{5}\).

2. Tìm hai số khi biết tổng và tích

Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình bậc hai:

\({x^2} - Sx + P = 0\).

Điều kiện để có hai số đó là \({S^2} - 4P \ge 0\).

Ví dụ: Hai số có tổng bằng 9, tích bằng 20 là nghiệm của phương trình \({x^2} + 9x + 20 = 0\).

Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 9} \right)^2} - 4.1.20 = 1,\sqrt \Delta   = 1\).

Suy ra phương trình có hai nghiệm \({x_1} = \frac{{9 - 1}}{2} = 4;{x_2} = \frac{{9 + 1}}{2} = 5\).

Vậy hai số cần tìm là 4 và 5.

  • Giải mục 1 trang 61, 62, 63 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Xét phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)). Giả sử phương trình đó có 2 nghiệm là ({x_1},{x_2}.) Tính ({x_1} + {x_2};{x_1}.{x_2}) theo các hệ số (a,b,c.)

  • Giải mục 2 trang 63, 64 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Cho hai số có tổng bằng 5 và tích bằng 6. a) Gọi một số là x. Tính số còn lại theo x. b) Lập phương trình bậc hai ẩn x.

  • Giải bài tập 1 trang 64 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Nếu ({x_1},{x_2})là hai nghiệm của phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)) thì: a) ({x_1} + {x_2} = - frac{b}{a};{x_1}.{x_2} = - frac{c}{a}) b) ({x_1} + {x_2} = frac{c}{a};{x_1}.{x_2} = - frac{b}{a}) c) ({x_1} + {x_2} = frac{b}{a};{x_1}.{x_2} = - frac{c}{a}) d) ({x_1} + {x_2} = - frac{b}{a};{x_1}.{x_2} = frac{c}{a})

  • Giải bài tập 2 trang 64 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Nếu phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)) có (a + b + c = 0) thì phương trình có một nghiệm là ({x_1} = 1) và nghiệm còn lại là ({x_2} = frac{c}{a}.) b) Nếu phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)) có (a - b + c = 0) thì phương trình có một nghiệm là ({x_1} = - 1) và nghiệm còn lại là ({x_2} = frac{c}{a}.) c) Nếu phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)) có (a - b + c = 0) thì phương trình có

  • Giải bài tập 3 trang 64 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều

    Giải thích vì sao nếu (ac < 0) thì phương trình (a{x^2} + bx + c = 0(a ne 0)) có 2 nghiệm là 2 số trái dấu nhau.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close