Lý thuyết Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc vật - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạoTán sắc ánh sáng trắng qua lăng kính Đường đi của tia sáng qua lăng kính Màu sắc của vật Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí LÍ THUYẾT Chủ đề 2. Ánh sáng Bài 5. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc vật 1. Tán sắc ánh sáng trắng qua lăng kính a. Lăng kính - Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,…) thường có dạng lăng trụ tam giác
- Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên. Mặt phẳng ABC được gọi là tiết diện chính của lăng kính b. Tán sắc ánh sáng - Ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng - Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính, ta sẽ thu được quang phổ là dải màu từ đỏ đến tím. Các chùm sáng có màu khác nhau này gọi là các ánh sáng màu. Ánh sáng có một màu nhất định gọi là ánh sáng đơn sắc 2. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
- Vẽ tia tới SI đến một mặt của lăng kính dưới góc tới i so với pháp tuyến N1N1’ tại I. - Tại I, vẽ tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến với góc khúc xạ i. - Tia IJ tới mặt bên AC dưới góc tới j. Tại J, vẽ tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến N2N2’với góc khúc xạ j. Tia JR còn được gọi là tia ló. Góc D giữa tia tới SI và tia ló JR gọi là góc lệch. Vì chiết suất của môi trường ứng với mỗi tia sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau nên góc lệch ứng với mỗi tia sáng cũng khác nhau. Bằng nhiều thí nghiệm khi chiếu các chùm sáng đơn sắc khác nhau qua lăng kính, ta thu được kết quả chùm sáng đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy của nó. 3. Màu sắc của vật - Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng
- Màu sắc của vật dưới ánh sáng màu
- Màu sắc của vật có ánh sáng truyền qua
- Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Vật có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng còn lại. Sơ đồ tư duy về “Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc vật”
|