Bài 28. Tinh bột và cellulose trang 121, 122, 123 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạoTinh bột và cellulose là những carbohydrate quan trọng đối với con người
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 121 MĐ Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 121 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Tinh bột và cellulose là những carbohydrate quan trọng đối với con người. Tinh bột và cellulose có những tính chất gì? Ứng dụng như thế nào trong đời sống, sản xuất? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về lương thực thực phẩm được học trong khoa học tự nhiên 6 Lời giải chi tiết: Tinh bột là lương thực chính của con người, cellulose là chất trong vỏ cây dùng để sản xuất giấy CH tr 121 TL Trả lời câu hỏi Thảo luận trang 121 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Liệt kê một số sản phẩm nông nghiệp có chứa tinh bột Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về lương thực thực phẩm được học trong khoa học tự nhiên 6 Lời giải chi tiết: Lương thực thực phẩm có chứa tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn,… CH tr 122 LT1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 122 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Hãy cho biết một số loại lương thực dùng để bổ sung tinh bột cho con người Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về lương thực thực phẩm được học trong khoa học tự nhiên 6 Lời giải chi tiết: Lương thực thực phẩm có chứa tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn,… CH tr 122 TL1 Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 122 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Hãy kể tên một số loại thực vật có chứa cellulose. Phương pháp giải: Cellulose có chứa trong thực vật, cây cối Lời giải chi tiết: Cellulose có nhiều nhất trong bông vải, trong sợi đay, sợi gai, tre, nứa, gỗ,… CH tr 122 TL2 Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 122 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Hãy nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc, khả năng hòa tan trong nước của tinh bột và cellulose. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất vật lí của tinh bột và cellulose Lời giải chi tiết: Tinh bột và cellulose đều là chất rắn màu trắng. Tinh bột có hình dạng không xác định, không tan trong nước lạnh nhưng tan được một phần trong nước nóng; cellulose có dạng sợi và không tan trong nước. CH tr 122 LT2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 122 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Chọn thông tin đúng cho tinh bột hay cellulose, điền dấu (x) để hoàn thành bảng theo mẫu sau: Phương pháp giải: Dựa vào tính chất vật lí của tinh bột và cellulose Lời giải chi tiết:
CH tr 122 TL3 Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 trang 122 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Hãy cho nhận xét về khối lượng phân tử của tinh bột và cellulose Phương pháp giải: Dựa vào công thức phân tử của tinh bột và cellulose Lời giải chi tiết: Công thức chung của tinh bột và cellulose là: (C6H10O5)n Khối lượng phân tử tinh bột và cellulose khác nhau vì n không giống nhau CH tr 123 TL1 Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 123 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Quan sát thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng xảy ra. Phương pháp giải: Dựa vào thí nghiệm 1 Lời giải chi tiết: Hiện tượng: xuất hiện chất rắn màu xanh tím. CH tr 123 TL2 Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 123 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Quan sát Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng xảy ra Phương pháp giải: Dựa vào thí nghiệm 2 Lời giải chi tiết: Khi cho hồ tinh bột vào ống nghiệm, có xuất hiện chất rắn xanh tím xuất hiện. Sau khi thêm 1 ml dung dịch HCl 2M đun sôi màu tím nhạt dần và nhỏ vài giọt dung dịch iodine thì không có hiện tượng gì xảy ra. CH tr 124 TL1 Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 124 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Hãy liệt kê một số ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống mà em biết. Phương pháp giải: Dựa vào ứng dụng của tinh bột và cellulose Lời giải chi tiết: Ứng dụng của tinh bột: là nguồn lương thực chính cung cấp cho con người, động vật, được sản xuất ethylic alcohol. Ứng dụng của cellulose: sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi,… CH tr 124 TL2 Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 124 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo Theo em, quá trình quang hợp có vai trò quan trọng như thế nào? Phương pháp giải: Dựa vào sự tạo thành tinh bột Lời giải chi tiết: Quá trình quang hợp tạo thành glucose, các phân tử glucose lại kết hợp với nhau thành tinh bột, cellulose Qúa trình quang hợp xảy ra như sau:
|