Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a) Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa

Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, năng lực xây dựng tăng nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng: sân bay, cảng biến, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính - viễn thông... theo hướng hiện đại.

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41.1% năm 2010; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 21,6% năm 2010). Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường.

Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển địch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng tà 13,1% lên 22,4%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 29,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65.1% xuống còn 18,2%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 40%.

Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10 năm 2001 - 2010 là 7,26%/năm. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/ người, năm 2010 đạt 1.168 USD/người. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cài thiện.

b) Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Chỉ số ICOR ngày càng cao, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở vào thời điểm có trình độ phát triển như nước ta.

-  Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.

-  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Trong công nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao, tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều.

-   Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.

-   Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.

-   Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

-  Nhìn chung, mặc dù đã cố sắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

-  Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều hành của Nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến độ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường còn hạn chế; công tác dự báo chưa tốt.

- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

-Chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

HocTot.Nam.Name.Vn

close