Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006). Thành tựu và bài học của 20 năm đổi mới?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 20 năm.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới.

Chủ đề của Đại hội X (cũng là tiêu đề của Báo cáo chính trị) là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển". Báo cáo dành phần đầu đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và nhìn lại 20 năm đổi mới.

Báo cáo chỉ rõ 5 năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản: những kết quả của quá trình đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm; tình hình chính trị - xã hội ổn định, uy tín và vị thé của đất nước được nâng cao..., nước ta gặp không ít khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế, trình độ thấp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi... Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã đạt những thành tựu rất quan trọng:

Một là, nền kinh tế đã vượt, qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện: bình quân trong 5 năm (2001 - 2005) là 7.51%; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.

Hai Là, văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triền kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện

Ba là, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới.

Bốn là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.

Năm là, công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực.

Bên cạnh những thành tựu đạt được., Báo cáo chính trị chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém:

-      Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

-    Cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.

-     Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế.

-    Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới.

-      Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng chưa đạt yêu cầu.

Báo cáo chính trị cũng chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những khuyết điểm, yếu kém đó.

Đại hội X khai qúat những thành tựu, hạn chế và bài học của 20 năm đổi mới. Về thành tựu của 20 năm đổi mới, Đại hội nhấn mạnh: "Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử".

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã thông qua mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2006 - 2010. Đại hội nhấn mạnh: 5 năm 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm) (2001 - 2010) do Đại hội IX của Đảng đề ra. Đại hội xác định mục tiêu, phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: "Nâng cao năng lực Lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện, tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại"'.

Đại hội X chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, chính đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.

Đại hội X của Đảng đã thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi gồm 12 chương, 48 điều. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Ban Bí thư gồm 8 đồng chí, Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.

Những thành tựu và bài học của 20 năm đổi mới (1986 - 2006):

Qua 20 năm đổi mới với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

-      Thành tựu về tăng trưởng, phát triển kinh tế, Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân tăng hằng năm trong giai đoạn 1986 - 1990 là 3,9%, giai đoạn 1991 - 1995 là 8,2%, 1996 - 2000 là 7%, 2001 - 2005 là 7,5%. Đã phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các loại hình thị trường: thị trường hàng hoá và dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường sức lao động; thị trường bất động sản; thị trường khoa học và công nghệ. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đáng kể. Phát triển được nhiều ngành kinh tế chủ lực, nhiều vùng kinh tế trọng điểm và khu công nghiệp, chế xuất. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Nội lực của nền kinh tế được phát huy có hiệu quả. Hội nhập kinh tế có bước tiến mới rất quan trọng. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng.

-    Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, những vấn đề về phát triển văn hoá, xã hội, con người có nhiều tiến bộ. Mức sống về vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, các khu vực dân cư đều có bước cải thiện đáng kể. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 17.5% năm 2001 và còn 14.8% năm 2007. Nhiều chính sách xã hội được thực hiện tích cực và lan rộng, việc làm, chăm sóc sức khoẻ, khống chế, đẩy lùi thành công;  một số dịch bệnh nguy hiểm; đền ơn đáp nghĩa những người và gia đình có công trong cách mạng và kháng chiến; giải quyết những hậu quả của chiến tranh, với những người tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam, chống các tệ nạn xã hội. Hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, thể dục thể thao có tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển ở tất cả các cấp học đã hoàn thành xoá mù chữ. phổ cập tiểu học tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 67.8 (năm 2000) lên 71.5 (năm 2000) và 72 (năm 2007).

-     Chính trị - xã hội ổn định. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức tác động từ bên ngoài, và sự chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh được tăng cường, giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có nhiều thành tích trong xây dựng lực lượng, nâng cao tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng ở một số địa bàn có hiệu quả. Thế trận quốc phòng toàn toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Hệ thống chính trị được tăng cường sức mạnh từ Trung ương đến cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền nàh nước các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội  các cấp.

-     Quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới và ngày càng mở rộng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước trên thế giới, quan hệ đầy đủ với các nước phát triển hàng đầu (nhóm G8). Là thành viên của ASEAN, tham gia nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế. Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Ngày 7-11-2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đã thực hiện thành công đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đã giải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn biển với một số quốc gia; chủ động và tính cực tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức thành công nhiều hội nghi quốc tế và khu vực tại Việt Nam.

-    Thành tựu về phát triển nhận thức lý luận và tổng kết thực tiễn. Quá trình đổi mới là quá trình đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn "Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản". Đã sáng tỏ hơn về thời kỳ quá độ với nhiều chặng đường và bước đi, với nhiều thành phần kinh tế và chế độ sở hữu, với sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sáng tỏ hơn về khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội với việc bỏ qua việc thiết lập kiến trúc thượng tầng và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sáng tỏ hơn về những giải pháp, hình thức, bước đi để thực hiện mục tiêu và mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa gồm 8 đặc trưng mà Đại hội X đã tổng kết trên cơ sở Cương lĩnh của Đảng năm 1991.

Trong khi khẳng định những thành tựu nói trên, Đại hội X nêu bật những hạn chế: cho đến nay nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển. Kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển: giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Có thể nêu rõ một số bài học chủ yếu sau đây:

Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trển nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận đụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac - Lênm, tư tưởng Hồ Chi Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động Cách mạng.

Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt dộng thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mớì tất cả các mặt của đời sông xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp: bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội.

HocTot.Nam.Name.Vn

close