II. Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay trang 51, 52, 53 Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thứcNhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh nào. Sự ra đời đó có ý nghĩa gì. Qua nội dung mục c và các tư liệu 7, 8, hãy nêu một số đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Dựa vào thông tin trong Bảng 1 (tr.52-53) em hãy nêu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945-1976. Phân tích bối cảnh ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nêu ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hãy cho biết vai trò của Nhà n Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục II.1.a Trả lời câu hỏi mục II.2.a trang 49 sách Chuyên đề lịch sử 10 Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh nào? Sự ra đời đó có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Dựa vào nội dung mục II.1.a trang 51 Lời giải chi tiết: + Đất nước bị thực dân Pháp cai trị, chính quyền nhà Nguyễn vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền, dân tộc chìm trong cảnh lầm than nghèo đói. + Nhân dân căm phẫn và mong muốn đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến để giành quyền tự do, dân chủ. => đó là lí do, bối cảnh dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa: - Đây là một trong những thành quả quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Là bước ngoặt của lịch sử dân tộc, chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra chế độ mới- chế độ dân chủ tiến bộ ở Việt Nam. ? mục II.1.c Trả lời câu hỏi mục II.2.c trang 49 sách Chuyên đề lịch sử 10 Qua nội dung mục c và các tư liệu 7, 8, hãy nêu một số đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Phương pháp giải: Dựa vào nội dung mục II.1.c trang 51 Lời giải chi tiết: Đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa: - Đây là nhà nước do chính nhân dân bầu ra, đại diện cho quyền lợi và ý chí của nhân dân. - Quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc về Quốc hội- cơ quan do nhân dân bầu ra - Đây là nhà nước của giai cấp công-nông, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chăm lo cho đời sống nhân dân. ? mục II.1.d Trả lời câu hỏi mục II.1.d trang 49 sách Chuyên đề lịch sử 10 Dựa vào thông tin trong Bảng 1 (tr.52-53) em hãy nêu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945-1976 Phương pháp giải: Dựa vào nội dung bảng 1 trang 52 Lời giải chi tiết: Đây là giai đoạn lịch sử cả nước phải tiến hành đồng thời nhiều nhiệm vụ chiến lược: - Xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. - Có những giai đoạn, miền Bắc vừa làm nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam, vừa trực tiếp kháng chiến chống Mỹ. - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ khi thành lập đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đánh bại lần lượt các kẻ thù xâm lược, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc năm 1975. ? mục II.2.a Trả lời câu hỏi mục II.2.a trang 54 sách Chuyên đề lịch sử 10 Phân tích bối cảnh ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương pháp giải: Dựa vào nội dung mục II.2.a trang 53 sách Chuyên đề Lời giải chi tiết: Bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng vẫn tồn tại hai tổ chức nhà nước khác nhau ở hai miền đất nước: + Ở miền Bắc là: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Ở miền Nam là: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. => Vì vậy, thống nhất về mặt nhà nước vừa là nguyện vọng của nhân dân, vừa là cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. - Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn. - Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. - Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976) đã quyết định đổi tên nước Việt Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ? mục II.2.b Trả lời câu hỏi mục II.2.b trang 54 sách Chuyên đề lịch sử 10 Nêu ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phương pháp giải: Dựa vào nội dung mục II.2.b trang 54 sách chuyên đề Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Đánh dấu việc hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. - Tạo tiền đề thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. ? mục II.2.c Hãy cho biết vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Phương pháp giải: Dựa vào nội dung mục II.2.c trang 54 sách chuyên đề Lời giải chi tiết: - Thành tựu về đổi mới, phát triển nền kinh tế: + Nông nghiệp: chính sách giao khoán đất nông nghiệp, khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất,... Nhờ đó, Việt Nam dần giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. + Công nghiệp và dịch vụ: chính sách cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi và khuyến khích đầu tư nước ngoài, ban hành nhiều bộ luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của Nhà nước đưa đến sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa, đến quy mô lớn,... góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân. - Thành tựu về hội nhập quốc tế: thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật: + Năm 1995, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì + Năm 1998, tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) + Năm 2006, gia nhập Tổ chức THương mại thế giới (WTO) + Năm 2019: kí Hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu (EU)… => Những thành tựu to lớn đạt được trong hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
|