II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trang 27, 28, 29 Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức

Bảo tồn di sản văn hóa là gì. Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.Lấy ví dụ minh họa. Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Em hãy cho biết những có sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung lũng En-bơ (Đức). Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thông qua sự kiện UNESCO ghi danh Hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hãy cho biết

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục II.1

Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 28 Chuyên đề Lịch sử 10

1.Bảo tồn di sản văn hóa là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.1.a trang 27 sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

Bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ, gìn giữ sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng thức vốn có của nó.

? mục II.1

2. Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.Lấy ví dụ minh họa. 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.1.a trang 28 sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

- Muốn phát huy giá trị di sản cần phải bảo vệ sự tồn tại của di sản. 

- Phát huy tốt giá trị của di sản góp phần tạo nguồn lực vật chất, tinh thần…để bảo tồn di sản tốt hơn. 

Ví dụ: Bảo tồn di tích tháp Chăm để có thể phát huy, khai thác giá trị của di sản văn hóa Chăm. Ngược lại, trong quá trình khai thác, phát huy giá trị tháp Chăm đã tạo ra nguồn lực để bảo tồn tháp Chăm tốt hơn.

? mục II.2.a

Trả lời câu hỏi mục II.2.a trang 29 Chuyên đề Lịch sử 10

1. Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.2.a trang 28 sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cần dựa trên nhiều cơ sở khoa học, như: - - - Cần xác định được giá trị của di sản (giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, kinh tế,..)

- Dựa trên các quan niệm, nhận thức, tiêu chí chuẩn mực về bảo tồn được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước như Luật Di sản văn hóa, Nghị định Chính phủ.

- Tùy vào đặc điểm, tính chất, vai trò,... của di sản mà có quan điểm, nhận thức bảo tồn phù hợp. 

? mục II.2.a

2. Em hãy cho biết những có sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung lũng En-bơ (Đức)

Phương pháp giải:

Căn cứ vào các cơ sở khoa học của bảo tồn và phát huy giá trị

Lời giải chi tiết:

- Thung lũng En-bơ gồm quần thể các cung điện, nhà thờ, nhà hát có kiến trúc ở trung tâm thành phố Đre-xđen. 

- Việc thành phố này xây dựng chiếc cầu bắc qua sông đã gây tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự toàn vẹn, tính nguyên trạng,... của di sản, khiến Thung lũng En-bơ không còn đủ tiêu chuẩn trở thành di sản thế giới 

=> Đây là minh chứng cho việc di sản văn hóa không được bảo tồn, phát huy giá trị di sản đúng cách. 

? mục II.2.b

Trả lời câu hỏi mục II.2.b trang 30 Chuyên đề Lịch sử 10

Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Lời giải chi tiết:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản

- Đầu tư cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu, khảo sát di sản, nâng cao chất lượng quản lí di sản

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản: tổ chức quản lí, xã hội hóa công tác bảo tồn, xử lí kịp thời những vi phạm…

? mục II.3

Trả lời câu hỏi mục II.3 trang 30 Chuyên đề Lịch sử 10

1. Giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. 

Lời giải chi tiết:

Vai trò của các ban ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

- Hệ thống chính trị: có vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lí, quản lí di sản văn hóa…)

- Doanh nghiệp: có vai trò cung cấp vốn, nguồn lực…

- Cộng đồng dân cư: là chủ thể, đóng vai trò then chốt  


? mục II.3

2. Thông qua sự kiện UNESCO ghi danh Hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hãy cho biết trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng,...) trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. 

Lời giải chi tiết:

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan, cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều bên liên quan. Mỗi bên sẽ có một vai trò khác nhau, đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, song để phát huy được cao nhất những giá trị của di san Hát Xoan, cần phối hợp đồng bộ từ các bên: Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, cá nhân,...

  • III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam trang 31, 32, 33 Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức

    Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr.32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (tự chọn). Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr.32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hóa vật thể tiêu biểu nhất. Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/ di sản h

  • Luyện tập và vận dụng trang 44 chuyên đề học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức

    Lập bảng thống kê về một số di sản tiêu biểu của Việt nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây. Ngoài các di sản đã được UNESSCO ghi danh, em hãy kể tên những di sản tiêu biểu khác ở địa phương em hoặc ở Việt Nam theo loại hình. Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triến của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản. Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào.

  • I. Di sản văn hóa trang 24, 25, 26 Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức

    Dựa vào thông tin trong mục a em hiểu thế nào là di sản văn hóa. Nêu ý nghĩa của di sản văn hóa và lấy ví dụ để chứng minh cho từng ý nghĩa đó. Di sản văn hóa gồm những loại nào. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa. Thảo luận và nêu ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng ở trên.

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close