Thành ngữ chỉ việc ta dọa nạt, kết tội trọng cho ai đó, nhưng thực chất lại trừng phạt nhẹ nhàng, chủ yếu muốn răn dạy, bảo ban hoặc lấy lệ.

Giơ cao đánh khẽ.


Thành ngữ chỉ việc ta dọa nạt, kết tội trọng cho ai đó, nhưng thực chất lại trừng phạt nhẹ nhàng, chủ yếu muốn răn dạy, bảo ban hoặc lấy lệ.

Giải thích thêm
  • Giơ cao: đưa một vật lên cao; ở đây chỉ việc giơ roi (vật để trừng trị người có tội) lên cao và tác động mạnh vào người khác, gây thương tổn trên cơ thể.

  • Đánh khẽ: đánh nhẹ nhàng.

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh con người cầm roi lên cao nhằm hăm dọa, nhưng thực chất lại đánh vào người có tội một cách nhẹ nhàng để ẩn dụ cho việc chúng ta dọa nạt, tỏ ra sẽ trừng trị mạnh tay nhưng thực chất chỉ là răn đe.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Đối với những đứa trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên giơ cao đánh khẽ, vừa thể hiện sự nghiêm khắc vừa thể hiện tình yêu thương.

  • Chính sách mới của chính phủ giơ cao đánh khẽ, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển vừa đảm bảo an sinh xã hội.

  • Người mẹ ấy mong muốn người nhà nạn nhân giơ cao đánh khẽ cho con của bà, để con trai bà có thể xin lỗi và chuộc tội.

close