Thành ngữ ám chỉ việc gươm dao sắc bén cũng không nguy hiểm bằng lời nói, miệng lưỡi của con người. Một lời nói của ta thốt ra cũng có thể gây hại đến tính mạng, tinh thần của người khác, vì vậy ta cần cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói.

Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình.


Thành ngữ ám chỉ việc gươm dao sắc bén cũng không nguy hiểm bằng lời nói, miệng lưỡi của con người. Một lời nói của ta thốt ra cũng có thể gây hại đến tính mạng, tinh thần của người khác, vì vậy ta cần cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói.

Giải thích thêm
  • Gươm: một loại vũ khí có cán ngắn, lưỡi dài và hơi cong, mũi nhọn, dùng để đâm, chém.

  • Lưỡi: bộ phận mỏng và sắc ở thanh gươm.

  • Trăm hình: nhiều hình thù khác nhau. Ở thành ngữ trên, “miệng trăm hình” ý chỉ lời nói có thể biến hóa khôn lường, rất nguy hiểm.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Trước khi phát ngôn, tôi đều suy nghĩ rất kĩ, bởi gươm hai lưỡi, miệng trăm hình.

  • Những bình luận trên các trang mạng xã hội chẳng khác nào gươm hai lưỡi, miệng trăm hình, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • Ai cũng ghét bà ta bởi bà ta ăn nói bỗ bã, thường xuyên xúc phạm người khác. Bà ta không nhận ra rằng gươm hai lưỡi, miệng trăm hình, lời nói độc hại sẽ “giết chết” người khác.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Lưỡi sắc hơn gươm.

  • Lời nói đọi máu.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Ăn có nhai, nói có nghĩ.

  • Lời nói gió bay.

close