Tiết 6 - Tuần 35 trang 741. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau :
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau : a) Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói : “Em ở nhà làm hết bài tập đi.” Em đáp :................................... b) Em sang nhà bạn mượn bạn quả bóng. Bạn bảo : “Mình cũng đang chuẩn bị đi đá bóng.” Em đáp :................................... c) Em muốn trèo cây hái ổi. Chú em bảo : “Cháu không được trèo. Ngã đấy !” Em đáp :................................... Lời giải chi tiết: a) Em đáp : Vâng ạ ! Em sẽ làm bài tập ngay đây ! b) Em đáp : Hay quá ! Cậu cho tớ đi cùng với được không ? c) Em đáp : Vâng ạ ! Chú có thể hái giúp cháu được không ? Câu 2 Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì ?” trong mỗi câu dưới đây : a) Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh. b) Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. c) Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Lời giải chi tiết: a) Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh. b) Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. c) Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Câu 3 Điền dấu chấm than hoặc dấu phẩy vào □ trong truyện vui sau : Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. Một hôm ở trường □ thầy giáo nói với Dũng : - Ồ □ Dạo này em chóng lớn quá □ Dũng trả lời : - Thưa thầy □ đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ. Phương pháp giải: - Dấu chấm than dùng để bày tỏ cảm xúc, yêu cầu hoặc để gọi đáp. - Dấu phẩy dùng để ngăn các ý trong câu. Lời giải chi tiết: Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng : - Ồ ! Dạo này em chóng lớn quá ! Dũng trả lời : - Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ. HocTot.Nam.Name.Vn
|