Giải VBT ngữ văn 9 bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) – Bài 11

Giải phần I, II bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 97 VBT ngữ văn 9 tập 1.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH

Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Ôn lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh

Trả lời:

- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

 

Câu 2 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh

Trả lời:

Những loài vật có tên gọi từ tượng thanh: mèo, tắc kè, bò, (chim) cu...

Câu 3 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Xác định từ tượng thanh và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích.

Trả lời:

- Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ

- Các từ tượng hình có tác dụng trong việc mô tả đám mây một cách sống động, cụ thể.

Phần II

MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG

Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

Trả lời:

- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

- Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.

- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 2 (trang 98 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Các biện pháp tu từ:

Trả lời:

a) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Hoa, cành: để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.

- Cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của gia đình nàng.

- Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.

b) Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa => thể hiện sự đa dạng và các cung bậc âm thanh của tiếng đàn.

c) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá.

- Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm cho nghiêng thành, đổ nước

=> Kiều mang vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế.

d) Nguyễn Du sử dụng biện pháp nói quá: gác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viết sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa như cách vạn dặm.

=> Khắc họa đậm nét sự xa cách cũng như cảnh ngộ thân phận giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.

e. Biện pháp chơi chữ: chữ tài và chữ tai

=> Số phận bất hạnh của người tài hoa.

Câu 3 (trang 99 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ là gì?

Trả lời:

a. Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.

- Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

b. Phép nói quá: đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.

- Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.

c. Phép so sánh: so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.

- Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc êm đềm, thể hiện được tâm hồn thơ mộng của tác giả.

d. Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.

- Tác dụng: tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người, trăng đáp lại cái nhìn của người thi sĩ.

e. Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.

- Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close