Giải VBT ngữ văn 9 bài Bắc SơnGiải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 Bắc Sơn trang 121 VBT Ngữ văn 9 tập 2.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 121 VBT Ngữ văn 9, tập 2) Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn. Lời giải chi tiết: - Các sự việc trong hồi kịch này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc: + Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc, cô vô cùng đau xót, ân hận + Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát Câu 2 Câu 2 (trang 121 VBT Ngữ văn 9, tập 2) Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển của hành động kịch? Lời giải chi tiết: - Tình huống: trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn, Thái và Cửu lại chạy đúng vào nhà Ngọc, lúc ấy chỉ có một mình Thơm ở nhà. - Tình huống này khiến Thơm phải dứt khoát lựa chọn bằng việc che giấu hai người. Câu 3 Câu 3 (trang 122 VBT Ngữ văn 9, tập 2) Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.) Lời giải chi tiết: - Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm: + Hoàn cảnh: Cha, em trai đã hi sinh, mẹ thì hóa điên bỏ đi. Còn người thân duy nhất là chồng mình (Ngọc), Ngọc đang dần lộ bộ mặt Việt gian + Tâm trạng: sự day dứt, ân hận về cái chết của cha, em và mẹ của Thơm + Thái độ với chồng: qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. + Hành động: Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngày trong buồng mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ chiến sĩ cách mạng. - Nhân vật Thơm đã có những chuyển biến: từ những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm đến hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng của cô - Ý nghĩa của sự chuyển biến ấy: khẳng định sức mạnh thức tỉnh của cách mạng với quần chúng nhất là với những người trung gian như Thơm Câu 4 Câu 4 (trang 122 VBT Ngữ văn 9, tập 2) Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau: - Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì? - Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì? Lời giải chi tiết: - Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của một tên Việt gian bán nước. Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra. - Thái bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ của một tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô. Câu 5 Câu 5 (trang 123 VBT Ngữ văn 9, tập 2) Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật. Lời giải chi tiết: Nhận xét: - Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột, thúc đẩy hành động kịch phát triển. - Thể hiện xung đột: + Cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. + Đồng thời còn bộc lộ xung đột trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy hành động nhân vật. - Ngôn ngữ đối thoại: với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau. Luyện tập Câu 2 (trang 124 VBT Ngữ văn 9, tập 2) Đọc kĩ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem. Lời giải chi tiết:
HocTot.Nam.Name.Vn
|