Giải Tiếng Việt trang 49 sách bài tập Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạoPhân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu. Cho ví dụ minh họa. Xác định nghĩa của các thành ngữ sau và đặt câu có sử dụng các thành ngữ ấy: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 49, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu. Cho ví dụ minh họa. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Cho ví dụ cụ thể. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 49, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Xác định nghĩa của các thành ngữ sau và đặt câu có sử dụng các thành ngữ ấy: a. Vung tay quá trán b. Rán sành ra mỡ c. Vắt cổ chày ra nước d. Ném tiền qua cửa sổ Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về thành ngữ và xác định nghĩa của thành ngữ, đặt câu có sử dụng thành ngữ đó. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 49, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau: a. - Chó không chớ cắn càn. - Đất nứt con bọ hung. (Truyện cười dân gian Việt Nam, Đất nứt con bọ hung) b. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. (Tục ngữ) Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn để xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Lời giải chi tiết: a. - Nghĩa tường minh: chó khôn sẽ không hung hăng, liều lĩnh làm bừa. - Nghĩa hàm ẩn: + “Chó khôn chớ cắn càn” (đặt trong tương quan với vế đối của ông Tú Cát Lợn cấn ăn cám tốn): so sánh ông Tú Cát với chó – loài vật người Việt thường được dùng để chửi. + “Đất nứt con bọ hung” (đặt trong tương quan với vế đối của Tú Cát Trời sinh ông Tú Cát): so sánh ông Tú Cát với bọ hung – một con vật sống ở nơi dơ bẩn. → Cả hai vế đối đều thể hiện rất rõ thái độ châm biếm ông Tú Cát. b. - Nghĩa tường minh: + Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều. + Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông. - Nghĩa hàm ẩn: + Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đẹp về cho mình. + Những điều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn. + Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác. + Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi. Câu 4 Câu 4 (trang 49, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao? Hãy tìm một ví dụ và phân tích. Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức nghĩa hàm ẩn của người nói và người nghe để đưa ra ý kiến và tìm ví dụ phân tích. Lời giải chi tiết: - Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau. Bởi bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn. VD: Một bác sĩ nọ chuyên khám bệnh bằng suy đoán. Một hôm ông dẫn người học trò đi thực tế. Đến nhà một cô gái nọ, sau khi quan sát phòng cô gái, ông phán ngay: bệnh của cô là do ăn sôcôla quá nhiều, muốn khỏi bệnh thì hãy bớt ăn nó đi. Sau khi ra về, người học trò cứ thắc mắc hoài không biết lý do nào mà thầy lại kết luận như thế. Anh hỏi và được ông trả lời: Anh có thấy trên kệ sách cô ta chưng bày rất nhiều con thỏ có biểu tượng Orion đó không, để có một con thỏ ấy phải mua hàng chục hộp sôcôla, huống gì nhà cô ấy có đến hàng chục con? Một thời gian sau, bác sĩ cho anh được trực tiếp khám bệnh, anh vào khám cho một quả phụ nọ, vì lần đầu tiên cầm ống nghe nên trong lúc quá sợ anh làm rớt ống nghe xuống đất. Khi nhặt nó lên, anh mạnh dạn phán rằng: bệnh của cô là do đi nhà thờ quá nhiều, nếu cô có thể bỏ thói quen ấy thì bệnh sẽ khỏi. Đến lần này thì chính ông bác sĩ cũng không thể nào đoán được cái lý do nào để anh đi đến kết luận đó. Nóng ruột, bác sĩ hỏi: - Làm thế nào mà anh có thể kết luận kì cục thế? - Bác sĩ có nhớ là lúc tôi làm rơi cái ống nghe không? - Nhớ, mà làm sao? - Khi cúi xuống nhặt nó, tôi thấy một cha xứ đang núp ở dưới giường cô ta. - Thì ra thế. → Nghĩa hàm ẩn: Bệnh của cô là do đi nhà thờ quá nhiều. → Bài học rút ra: Sở dĩ ông bác sĩ không tài nào hiểu được cái lý do trên là vì ông không có một tri thức nền cần thiết, từ đó nó mới tạo ra một sự đánh đố. Mặt khác, phát ngôn đi nhà thờ quá nhiều tạo ra một hàm ý là cô quá phụ đang có một quan hệ bất chính với ông cha xứ. Câu 5 Câu 5 (trang 49, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Viết lời thoại của em trong các tình huống sau và phân tích nghĩa hàm ẩn (nếu có): a. Em từ chối (một cách lịch sự) khi An, bạn cùng lớp rủ em đi ăn. b. Em chê (một cách nhẹ nhàng, trêu đùa) khi ăn một món ăn do An nấu. c. Em xin mẹ tiền tiêu vặt tuần này. Phương pháp giải: Đọc kĩ các tình huống để viết lời thoại và phân tích nghĩa hàm ẩn. Lời giải chi tiết:
Câu 6 Câu 6 (trang 50, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị tác phẩm? a. - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! (Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của) b. Tìm bậu, bậu đã lấy chồng, Bậu thương như thế, mặn nồng làm sao? (Ca dao) Phương pháp giải: Gợi nhớ kiến thức về từ ngữ địa phương để xác định vùng miền. Từ đó rút ra tác dụng trong việc biểu đạt giá trị tác phẩm. Lời giải chi tiết: a. “lợn” trong câu chuyện cười Khoe của phản ánh chân thực lời ăn tiếng nói hằng ngày của người miền Bắc. b. “bậu” là từ được sử dụng ở miền Nam, là từ người con trai dùng để gọi vợ hay người yêu (khi nói với vợ, với người yêu, tỏ ý thân thiết). Từ này đã làm nên màu sắc rất riêng (màu sắc Nam Bộ) cho câu ca dao.
|