Giải Đọc trang 5 sách bài tập Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạoThơ sáu chữ, bảy chữ là thể thơ như thế nào? Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa thơ sáu chữ và thơ bảy chữ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Thơ sáu chữ, bảy chữ là thể thơ như thế nào? Phương pháp giải: Đưa ra đặc điểm của thể thơ sáu chữ, bảy chữ. Lời giải chi tiết: - Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. - Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. - Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. Câu 2 Câu 2 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa thơ sáu chữ và thơ bảy chữ. Phương pháp giải: Dựa vào phần đặc điểm để rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại. Lời giải chi tiết: - Giống nhau: Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. - Khác nhau: + Thơ sáu chữ: Mỗi dòng thơ có sáu chữ. + Thơ bảy chữ: Mỗi dòng thơ có bảy chữ. Câu 3 Câu 3 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Nối khái niệm ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B: Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã được học để nối kiến thức tương ứng. Lời giải chi tiết: 1 – b 2 - d 3 - đ 4 - a 5 - c Câu 4 Câu 4 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Vần liền, vần cách nằm trong nhóm vần chân hay vần lưng? Phương pháp giải: Dựa vào hiểu biết về các yếu tố trong thơ để đưa ra phân loại về vần. Lời giải chi tiết: Vần liền, vần cách nằm trong nhóm vần chân. Câu 5 Câu 5 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Hãy xác định bố cục của bài thơ Mây và sóng (Ta-go). Từ đó, xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ này. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, từ nội dung của bài thơ để xác định bố cục. Rút ra cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Lời giải chi tiết: - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (từ đầu đến Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là một bầu trời xanh thẳm): Viết về cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ. + Phần 2 (còn lại): cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. - Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về mẹ - mẹ đối với con là vô giá là không gì thay thế được. Câu 6 Câu 6 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Trong khổ thơ sau, nhà thơ đã sử dụng loại vần nào? “Đầu những hồn thân tự thuở xưa Những hồn quen dài gió dầm mưa Những hỗn chất phác hiện như đất Khoai sẵn tinh quê rất thiệt thà.” (Tố Hữu, Nhớ đồng) Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ và áp dụng với những kiến thức về vần để xác định loại vần. Lời giải chi tiết: Nhà thơ sử dụng vần chân và vần liền: xưa – mưa. Câu 7 Câu 7 (trang 7, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHÍN CON RỒNG NHỎ BAY LÊN Trần Quốc Toàn Ghe ngon vừa nghe trống lện Vẫy gió một trăm khăn hồng Một trăm mái chèo khuấy nước Bay lên chín con sông rồng. Bay lên sông mẹ nghìn giọt Đi tìm Sóc Trăng đồng chua Đi tìm Trà Vinh đất khát Chúng em thay trời làm mưa.
Giọt giọt mồ hôi mặn chát. Đã ngọt trong cơn mưa vui Mái dầm thiếu nhi thọc lét Sông cười sóng reo thành lời. Sáng nay ghe ngo vào hội Mặt sông Cửu Long sáng ngời Nhịp xuân tay đua gắng gỏi Ghe ngo nối đất với trời... (In trong Bữa tiệc của loài vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008) a. Chọn một trong hai phương án trả lời dưới đây: - Ở khổ 1 và khổ 4, tác giả đã sử dụng vần liền. A. Đúng B. Sai b. Cuộc đua ghe ngo được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh nào? Chúng góp phần gợi tả không khí của cuộc đua như thế nào? c. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu “Bay lên chín con sông rồng / Bay lên sông mẹ nghìn giọt / Nhịp xuân tay đua gắng gọi” và tác dụng của chúng. d. Xác định bố cục của bài thơ. Bố cục đó có gì đặc biệt? đ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì? e. Chủ đề của bài thơ là gì? Chủ đề đó được thể hiện thông qua những biện pháp nghệ thuật nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản, đọc kĩ yêu cầu từng phần để đưa ra câu trả lời đúng. Lời giải chi tiết: a. Đáp án đúng là B. b. Hình ảnh: ghe ngo nghe trống lệnh, mái chèo khuấy nước, những giọt nước bay tung; màu hồng của khăn; âm thanh mái chèo khuấy nước... Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh này góp phần gợi tả không khi cuộc đua sôi động, đầy màu sắc, âm thanh. c. – Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu “Bay lên chín con sông rồng / Bay lên sông mẹ nghìn giọt / Nhịp xuân tay đua gắng gỏi” là: + Điệp từ đồng thời nhân hoá Bay lên: hình ảnh kì vĩ của sông nước Cửu Long. + Sông cười sóng reo thành lời: nhân hoá; + Nhịp xuân: ẩn dụ, so sánh ngầm nhịp chèo như nhịp chèo mạnh mẽ, trẻ trung, cũng có thể hiểu như nhịp điệu đất trời vào xuân. → Tác dụng: mở rộng không gian cuộc thi sang chiều cao, làm cho cuộc đua không là cuộc đua hơn thua mà tăng vẻ thơ mộng, kì vĩ của cuộc đua. d. – Bố cục: + Khổ 1: tả cảnh đua ghe + Khổ 2: mở ra không gian rộng lớn của đất trời, những mái chèo khuấy lên làm bắn tung những giọt nước được ví như con người thay trời làm mưa. + Khổ 3: trở lại hình ảnh cảnh chèo ghe; khổ 4: khổ thơ tiếp tục mở ra không gian rộng lớn, nhịp chèo nối đất với trời. – Nét đặc biệt của bố cục này là sự đan xen giữa những khổ thơ miêu tả cận cảnh hình ảnh chèo ghe và bối cảnh không gian rộng lớn của cuộc đua. đ. Cảm hứng vui tươi, phấn khởi về sự hoà nhập giữa con người với thiên nhiên. e. – Chủ đề bài thơ: Qua hình ảnh không khí vui tươi, nhộn nhịp của cuộc đua ghe ngo, tác giả thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên để có cuộc sống ấm no của người dân. – Chủ đề này được thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ. Câu 8 Câu 8 (trang 8, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: VỚI CON Vũ Quần Phương 1. Bồng bồng! Bố bồng con trên tay Buổi chiều nay, buổi chiều nay Khói hàng xóm bay là trên bếp Sau trận mưa trời mát hơi may.
2. Bố bế con ra ngoài mái hiên Sông xa, trời rộng, mắt con nhìn Cánh buồm trôi đấy, mây bay đấy! Cây giữa vườn cây, cỏ trước thềm.
3. Bố bế con ra với phố phường Xe chạy người đi như nước tuôn Cây xanh, ngói đỏ, con đừng lạ Muối mặn, gừng cay, hoa trái thơm.
4. Bố bế con ra với cuộc đời Con ơi yêu lấy mặt con người Tươi như quả chín, hồng như thắp Sau nét âu lo, vẫn nét cười.
5. Bố nhấc con lên, bố nhấc lên Dâng qua vai bố để con nhìn Mai sau thành bạn đi cùng bố Đường rộng trời ta xa mãi thêm. (In trong Tác phẩm văn học được giải thưởng nhà nước, Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, 2014) a. Theo bước chân người bố bế con, hình ảnh cuộc sống hiện lên như thế nào qua từng khổ thơ, từ khổ 1 đến khổ 4. Điều đó thể hiện nét độc đáo gì của bài thơ? b. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong khổ 3 và 4? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật này. c. Hình ảnh người bố hiện lên trong bài thơ này như thế nào? d. Xác định nội dung các khổ thơ. Từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong bố cục bài thơ. đ. Chủ đề của bài thơ là gì? Những biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần thể hiện chủ đề? e. Hãy viết hoặc vẽ 2 câu thể hiện tưởng tượng của em về người bố hoặc hai bố con trong bài thơ. Sự tưởng tượng này đã giúp gì cho em khi đọc và hiểu nội dung của bài thơ? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản, hiểu kĩ yêu cầu từng phần để đưa ra câu trả lời đúng. Lời giải chi tiết: a. - Theo bước chân người bố bế con, hình ảnh cuộc sống hiện lên qua từng khổ thơ là: + Khổ 1, 2: hình ảnh cuộc sống bên ngoài căn nhà: khói bếp nhà hàng xóm, sông xa, trời rộng, cánh buồm, mây bay, cỏ cây; + Khổ 3: hình ảnh phố phường: xe chạy, người đi, cây xanh, ngói đỏ, những “hương vị” khác nhau của cuộc sống: muối mặn, gừng cay, hoa trái thơm; + Khổ 4: hình ảnh cuộc đời rộng lớn với những gương mặt tươi tắn xen lẫn lo âu. – Nét độc đáo: người bố từng bước đưa con ra với cuộc đời rộng lớn để từ đó, con trưởng thành. b. – Khổ 3: Nghệ thuật ẩn dụng trong cặp câu thơ thứ nhất: “cây xanh, ngôi đỏ”, “muối mặn gừng cay, hoa trái thơm”. → Ý nghĩa: cuộc sống muôn màu, muôn vẻ có cay đắng, có ngọt bùi”. – Khổ 4: Nghệ thuật so sánh trong cặp câu thơ thứ hai: “Tươi như quả chín, hồng như thắp". → Ý nghĩa: vẻ đẹp, nét hạnh phúc trên gương mặt con người. c. Hình ảnh người bố trong bài thơ này là hình ảnh một người bố yêu thương, tỉ mỉ hướng dẫn, dạy dỗ con từng chút về cách quan sát (quan sát thiên nhiên, con người), nhận thức cuộc sống (có đắng cay, có ngọt bùi), từng bước đưa con ra cuộc đời rộng lớn, muốn làm bạn của con, đồng hành với con trong suốt cuộc đời, tiếp tục đi đến những vùng đất mới. d. - Nội dung các khổ thơ: + Khổ 1 – Khổ 4: thể hiện hình ảnh bố bế con, từng bước dạy con về cuộc sống. + Khổ 5: Nâng con lên cao, mở rộng tầm mắt cho con, mong muốn cùng con đến những vùng đất mới. - Nét đặc sắc: hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống mở rộng mãi ra trước mắt con, giúp con trưởng thành, tình yêu của bố dành cho con là vô hạn, mong muốn con mở rộng tầm nhìn, đi đến những chân trời tri thức mới. đ. - Chủ đề bài thơ: Niềm yêu thương, mong muốn con biết cách quan sát, nhận thức cuộc sống, trưởng thành qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật. - Chủ đề đó được thể hiện ẩn dụ, so sánh, cách bố cục bài thơ. e. - Hình ảnh người bố với khuôn mặt hiền hậu nhấc bổng đứa con lên với khuôn mặt bé bỏng, ngây thơ. Hai bố con rất vui vẻ, người bố bế con lên với ánh nhìn xa xăm và ánh mắt chưa đầy hi vọng. - Nhờ việc tưởng tượng em đã hình dung được rõ hơn về nội dung của câu chuyện trên giúp cho việc đọc hiểu trở nên dễ dàng hơn.
|