Giải Đọc trang 32 sách bài tập Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo

Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B: Trình bày mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 32, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B:

A

B

1. Luận đề

a. Những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế

2. Luận điểm

b.Những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết

3. Bằng chứng khách quan

c.Vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận

4. Ý kiến, đánh giá chủ quan

d. Ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về văn bản nghị luận để chọn nội dung phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1-c; 2-d; 3-a; 4-b.

Câu 2

Câu 2 (trang 32, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Trình bày mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về văn bản nghị luận để trình bày mối liên hệ.

Lời giải chi tiết:

- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.

-  Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

→ Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm; các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm.

Câu 3

Câu 3 (trang 32, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Chỉ ra bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan trong các ngữ liệu dưới đây bằng cách hoàn thành bảng (làm vào vở):

STT

Ngữ liệu

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, đánh giá chủ quan

Lí giải

1

Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai) đã được trao giải Nô-ben (Nobel) Hoà bình năm 17 tuổi.

 

 

 

2

Điện thoại thông minh mang đến những tiện ích giúp việc liên lạc thuận tiện hơn.

 

 

 

3

Dự đoán trong mười năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm lĩnh thị trường lao động.

 

 

 

4

Tôi cho rằng, hiện nay các bạn trẻ đang thiếu định hướng trong việc chọn nghề.

 

 

 

5

Chiếc lá cuối cùng của Ô. Hen-ri (O' Henry) là một truyện ngắn vô cùng cảm động.

 

 

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các ngữ liệu để chỉ ra bằng chứng khách quan, ý kiến đánh giá chủ quan và lí giải.

Lời giải chi tiết:

STT

Ngữ liệu

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, đánh giá chủ quan

Lí giải

1

Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai) đã được trao giải Nô-ben (Nobel) Hoà bình năm 17 tuổi.

x

 

Sự việc xảy ra trong thực tế, có thể kiểm chứng.

2

Điện thoại thông minh mang đến những tiện ích giúp việc liên lạc thuận tiện hơn.

x

 

Những tiện ích mà điện thoại thông minh mang đến có thể kiểm chứng trong thực tế.

3

Dự đoán trong mười năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm lĩnh thị trường lao động.

 

x

Dự đoán tương lai, không có cơ sở kiểm chứng trong thực tế.

4

Tôi cho rằng, hiện nay các bạn trẻ đang thiếu định hướng trong việc chọn nghề.

 

x

Phán đoán chủ quan của người viết (“Tôi cho rằng”).

5

Chiếc lá cuối cùng của Ô. Hen-ri (O' Henry) là một truyện ngắn vô cùng cảm động.

 

x

Nhận xét thể hiện cảm nhận chủ quan (“cảm động” là một cảm xúc có tính chủ quan, mang tính cá nhân với từng người).

Câu 4

Câu 4 (trang 35, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Đề bài:

TIẾNG THU - MỘT TÂM HỒN CÔ ĐƠN (Trần Đình Sử)

Người Việt Nam yêu Thơ mới không ai không ám ảnh bởi Tiếng thu, không ai không yêu Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Người quen yêu thơ Đường với giá trị hội hoạ, nhìn thấy ở đó một bức tranh phương Đông thuần tuý. Người yêu thơ lãng mạn nhận thấy âm nhạc là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ mới liền hiểu Tiếng thu là thơ nhạc của Lưu Trọng Lư. Bên cạnh đó, phần lớn các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm Tiếng thu đều đọc thơ qua nhạc, qua hoạ mà ít đọc nó như là một tác phẩm thơ - thể loại không chỉ nói bằng hoạ, nhạc mà còn nói một cách mạnh mẽ, tha thiết bằng chính giọng và lời, lời của con người, của cảnh vật. Với ba câu hỏi dồn dập và hệ thống hình ảnh tương phản, phi đối xứng, tiếng thu của Lưu Trọng Lư, tiếng nói của một tâm hồn cô đơn, đã được cất lên một cách mãnh liệt và tha thiết.

Trước tiên, không thể không nhận thấy cả bài thơ được tổ chức bằng ba câu hỏi. Nhà nghiên cứu Văn Tâm đã khảo sát văn bản và cho biết: 9 dòng thơ viết liền mạch, không chia khổ, chỉ có 3 chữ "Em” đứng đầu dòng viết hoa, và cuối mỗi câu hỏi có một dấu hỏi. Nó chứng tỏ đây là 3 câu hỏi trọn vẹn được ngắt ra, tổ chức thành dòng thơ. Cái đặc biệt của bài thơ này là câu hỏi được đặt bằng từ phủ định: Em không nghe mùa thu/ Em không nghe rạo rực/ Em không nghe rừng thu. Nếu thay từ “có” vào vị trí của từ “không” thì mới đọc qua tưởng không có gì khác biệt nhưng suy ngẫm sẽ thấy khác nhiều. “Em có nghe mùa thu” có một tiền giả định là có sự đồng cảm giữa người hỏi và người được hỏi mà câu hỏi nêu ra để khêu gợi và khẳng định. Còn Em không nghe mùa thu là tiền giả định rằng thiếu một sự đồng cảm ở bên trong, một câu hỏi có vẻ ngạc nhiên, xa lạ. Ba câu hỏi đồn dập, tha thiết nhưng có hỏi mà không có đáp - có người nghe và có người không nghe. Tiếng thu là tiếng buồn, tiếng rạo rực trong lòng người cô phụ đơn chiếc, tiếng thời gian ra đi. Nhưng tiếng thu còn buồn hơn vì nỗi buồn không được chia sẻ. Nó không chỉ buồn mà còn cô đơn. Những gì anh nghe, em không nghe chăng? Cụm từ Em không nghe lặp lại ba lần nhấn mạnh một tiếng lòng lẻ lơi. Em không nghe thổn thức, em không nghe rạo rực, em không nghe lá kêu. Thổn thức, rạo rực là những trạng thái nội tăm thầm kín mà người ta chỉ có thể nghe được bằng chính tâm hồn minh. Hay là em không nghe thấy cả chính tiếng lòng em? Điều đó càng buồn hơn.

Ngoài ra, bài thơ còn được xảy dựng theo nguyên tắc phi đối xứng. Về mặt hình ảnh, đây không phải là bức tranh hài hoà. Rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ là không hài hòa. Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá thu kêu là không hài hòa. "Lá thu kêu” chính là tiếng mùa thu của Lưu Trọng Lư. Nó không "reo" mà "kêu", một tiếng kêu buồn. Còn con nai vàng thì như không nghe thấy gì, nó ngơ ngác đạp trên là vàng khô. [ ... ] Theo chúng tôi, con nai vàng đạp trên lá vàng khô, trông bề ngoài là bức tranh đồng màu, nhưng không đồng cảm. Nó làm cho sự tương phản trong bài thơ trở nên trọn vẹn. Một bên thì "thổn thức", "rạo rực", "kêu xào xạc", một bên thì "không nghe", "không nghe", "không nghe” và đỉnh cao của sự không nghe ấy là con nai vàng ngơ ngắc - đạp trên là vàng khô. Có cái gì giống như cảnh của Huy Cận: Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lăng lẽ bở xanh tiềp bãi vàng (Tràng giang). Bài thơ không diễn tà sự hài hoà, trái lại nó diễn tả sự tương phản, phi đối xứng để từ đó thức tỉnh tình cảm và khát vọng về sự hài hòa mới - sự đồng cảm của các cá nhân. Nhà thơ lãng mạn Đức Hen-rích Hai-nơ (Henrich Heine) nói: "Toàn thế giới nổ tung ở khoảng giữa, và vết nứt thế giới vĩ đại ấy chạy qua trái tim nhà thơ". Cùng với ý thức về cái TÔI, các nhà thơ lãng mạn đã cảm thấy vết nứt qua trái tim mình - sự cô đơn, thiếu thông cảm.

Tiếng thu có tự ngàn xưa. Nhưng trong thơ cổ, tiếng thu là tiếng gợi niềm hoài niệm, là tiếng chày đập vải gợi nỗi nhớ chồng, là các lễ tiết mùa thu gợi tình huynh đệ, bạn bè, là mùa gợi sự tàn tạ của cỏ cây hoa lá. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư gợi niềm rạo rực yêu đương chưa được thoá mãn, gợi tiếng “kêu” của bao kiếp lá lìa cành, gợi sự thổn thức phổ biến của sự sống giữa thời tiết thay đổi. Tiếng thu xưa là tiếng buồn của cái tôi bị tách rời cái toàn bộ. Tiếng thu nay là tiếng buồn, cô đơn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ.

(Trích bài viết Tiếng thu - Một tâm hồn cô đơn, Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, 1997)

a. Vẽ sơ đồ để xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.

b. Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào mà em xác định như vậy?

c. Lí lẽ và bằng chứng được nêu trong đoạn thứ hai có vai trò như thế nào trong việc làm sáng tỏ luận đề?

d. Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

“Bài thơ không diễn tả sự hài hoà, trái lại nó diễn tả sự tương phản, phi đối xứng để từ đó thức tỉnh tình cảm và khát vọng về sự hài hoà mới - sự đồng cảm của các cá nhân. Nhà thơ lãng mạn Đức Hen-rích Hai-nơ nói: “Toàn thế giới nổ tung ở khoảng giữa, và vết nứt thế giới vĩ đại ấy chạy qua trái tim nhà thơ”. Cùng với ý thức về cái TÔI, các nhà thơ lãng mạn đã cảm thấy vết nứt qua trái tim mình - sự cô đơn, thiếu thông cảm."

 đ. Em nghĩ thế nào về ý kiến: Bài thơ Tiếng thu là “tiếng buồn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ”?

e. Viết đoạn văn ngăn (khoảng năm câu) cho biết cảm nghĩ của em về khát vọng được thông cảm, sẻ chia của con người thời hiện đại.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích để chọ ra câu trả lời đúng.

Lời giải chi tiết:

a. - Luận điểm 1: Bài thơ Tiếng thu được tổ chức bằng ba câu hỏi có từ phủ định để bộc lộ tâm sự cô đơn, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia

+ Lí lẽ 1: Các câu hỏi được đặt bằng từ phủ định,, có hỏi nhưng không có đáp. Bằng chứng: Em không nghe mùa thu / Em không nghe rạo rực/ Em không nghe rừng thu.

+ Lí lẽ 2: Ba câu hỏi dồn dập, tha thiết bộc lộ tâm trạng không chỉ buồn mà còn cô đơn. Bằng chứng: Cụm từ “Em không nghe” lặp lại ba lần nhấn mạnh một tiếng lòng lẻ loi (Em không nghe thổn thức/ em không nghe rạo rực/ em không nghe lá kêu).

- Luận điểm 2: Bài thơ Tiếng thu được xây dựng theo nguyên tắc tương phản, phí đối xứng để bộc lộ khát vọng đồng cảm của các cá nhân.

+ Lí lẽ 1: Về mặt hình ảnh, bài thơ Tiếng thu là một bức tranh tương phản, không hài hòa. Bằng chứng: hình ảnh không hài hòa (rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ, con nai vàng như không nghe thấy gì, ngơ ngác đạp trên lá vàng khô); sự tương phản (một bên thì “thổn thức”, “rạo rực”, “kêu xào xạc”, một bên thì “không nghe”, “không nghe”, “không nghe”).

+ Lí lẽ 2: Sự tương phản, không hài hòa thức tỉnh tình cảm và khát vọng về sự hài hòa mới – sự đồng cảm của các cá nhân.

b. Luận đề của văn bản: Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là tiếng lòng của một tâm hồn cô đơn, khao khát được đồng cảm, sẻ chia.

- Cơ sở xác định: dựa vào nhan đề, hai luận điểm, các lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

c. Lí lẽ và bằng chứng được nêu trong đoạn thứ hai góp phần làm sáng tỏ luận đề, tăng sức thuyết phục cho văn bản, khơi gợi sự đồng tình, đồng cảm nơi người đọc.

d. - Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: Nhà thơ lãng mạn Đức Hen-rich Hai-nơ nói: “Toàn thế giới nổ tung ở khoảng giữa, và vết nứt thế giới vĩ đại ấy chạy qua trái tim nhà thơ”.

- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết:

+ Bài thơ không diễn tả sự hài hòa, trái lại nó diễn tả sự tương phản, phi đối xứng để từ đó thức tỉnh tình cảm và khát vọng về sự hài hòa mới – sự đồng cảm của các cá nhân.

+ Cùng với ý thức về cái TÔI, các nhà thơ lãng mạn đã cảm thấy vết nứt qua trái tim mình – sự cô đơn, thiếu thông cảm.

đ. Bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư đã mang đến không khí đậm chất mùa thu. Bài thơ ấy chính là mùa thu, là cái bâng khuâng, mơ màng, đắm say chẳng nói, là nỗi thổn thức, rạo rực thầm kín đặc trưng mùa này.

Người đọc có thể mường tượng ra ngay nét hài hòa trong cảnh vật và nhạc điệu mà nhà thơ khéo léo lồng ghép để khắc họa bức tranh thu thật sống động, xuyến xao cùng nét hài hòa giữa cái thổn thức, rạo rực nơi đôi trái tim hòa chung tiết tấu của một đôi bạn tình thu đầy tình tự.

Song, đắm mình trong giấc mộng ấy, khéo ta lại quên mất “Tiếng thu” cũng là một tác phẩm Thơ mới, khảm sâu trong đó hẳn có nỗi bơ vơ của một linh hồn lạc loài không tìm thấy nơi chốn thuộc về. Nhớ tới nhận định của Hoài Thanh: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”.

Và trong “Tiếng thu”, ta cũng thấy được nỗi cô đơn của cái tôi thầm lặng khao khát người để sẻ chia ấy. Với kết cấu 9 câu thơ viết liền mạch, không chia khổ, chỉ có duy nhất 3 chữ “Em”, người đọc hiểu rằng, bài thơ thực chất là 3 câu hỏi mà nhân vật trữ tình dành cho nhân vật “Em”.

Những câu hỏi ấy khiến ta nhớ tới ca khúc “Mùa thu cho em” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mà ở đó, nhân vật cũng hỏi người yêu của mình rằng: “Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ/ Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương”.

Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, ta sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn giữa tâm thế của hai cách hỏi này, chỉ một từ khác đi thôi cũng khiến nhân vật trong thơ Lưu Trọng Lư cô đơn, lẻ loi hơn gấp bội, chính nằm ở chữ “có” và “không” trong lời hỏi.

Lưu Trọng Lư viết “Em không nghe” thay vì “Em có nghe”. Nếu là “em có nghe”, hẳn là giữa anh và em vốn có sự đồng cảm, vì em không thấy nên anh sẽ chỉ cho em thấy, chữ “có” dường như sẵn mang một sắc thái khẳng định, lạc quan.

Ở mặt đối lập lại là cách nói “Em không nghe”, giữa anh và em thật đầy vẻ lạ lẫm, xa xôi, anh đã thấy hết vẻ đẹp ấy nhưng em lại không thấy, chữ “không” ngược lại ngầm mang sắc thái phủ định, buồn bã. Vả lại, nếu em có nghe thấy hết thảy nông nỗi mùa thu mà anh lại buông lời hỏi “Em không nghe”, cũng có nghĩa rằng anh đâu hiểu em, anh không hề đồng cảm với lòng em. Cụm từ “Em không nghe” lặp lại ba lần nhấn mạnh một tiếng lòng lẻ loi. Em không nghe “thổn thức”, em không nghe “rạo rực”, em không nghe lá kêu, em không nghe lòng anh và không nghe cả chính lòng em.

Không những vậy, bài thơ còn được xây dựng bằng kết cấu phi đối xứng, có hỏi mà không có đáp, có người hỏi mà không có người trả lời. Từ đầu tới cuối chỉ có nhân vật trữ tình lên tiếng còn “Em” lại như “con nai vàng ngơ ngác” kia thờ ơ, không trả lời. Vậy là “tiếng thu” trong nhan đề hẳn là tiếng buồn phát xuất từ tâm hồn không thể đồng cảm, không được đồng cảm. Nỗi cô lẻ đơn chiếc, sự rời rạc, niềm khắc khoải sớm đã ghi dấu lên từng câu chữ đầu tiên của bài thơ.

e. Ý kiến trên nhằm khẳng định con người hiện đại có khát vọng được đồng cảm, sẻ chia mãnh liệt và đó là khát vọng chính đáng; nguyên nhân của hiện tượng này là vì cuộc sống hiện đại quá vội vã, nhiều áp lực, con người thiếu sự kết nối, tăng sự cạnh tranh; con người hiện đại cần gắn kết, thấu hiểu, đồng cảm với nhau hơn;…

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close