Bài 9. Hô hấp ở động vật trang 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức

Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 54

MĐ: 

Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

Phương pháp giải:

Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.

Lời giải chi tiết:

Cá heo, cá voi thường xuyên phải ngoi lên mặt nước vì chúng tuy sống dưới nước, nhưng lại hô hấp bằng phổi, vì thế chúng phải thường xuyên nhô lên lấy oxy trong không khí thì mới có thể hô hấp bình thường.Tuy nhiên, thời gian lặn cũng không quá lâu, chỉ sau mười mấy phút là cá heo, cá voi phải ngoi lên để thay đổi không khí.

CH 1: 

Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức trao đổi khí ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Quá trình hô hấp ở người và Thú gôm 5 giai đoạn liên quan mật thiết với nhau: thông khí (hít vào thở ra), trao đổi khí ở phối, vận chuyển khí O2 và CO2, trao đổi khí ở mô và hô hấp tế bào.

Mối quan hệ giữa các giai đoạn: hoạt động của quá trình này thúc đẩy quá trình kia diễn ra, sự hít và và thở ra tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở phổi và tế bào, sự trao đổi khí ở mô và hô hấp tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí và sự thở. Nếu một trong năm giai đoạn này bị ngừng lại thì cơ thể sẽ không thể tồn tại.

CH 2: 

Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Phương pháp giải:

Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.

Trao đổi khí ở động vật liên quan đến diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí.

Lời giải chi tiết:

Bởi vì đặc điểm của quá trình hô hấp là sử dụng  khí O2 để cung cấp cho các hoạt động sống của các mô và cơ quan, mà động vật trao đổi khí với môi trường là nhờ quá trình hô hấp. Cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường vì O2 cung cấp cho sự hô hấp của tế bào, tạo năng lượng để duy trì hoạt động sống cho cơ thể. CO2 sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ được thải ra môi trường để đảm bảo cân bằng môi trường bên trong cơ thể.

CH tr 56

CH 1: 

Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức trao đổi khí và hình 9.2 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ở thuỷ tức và giun đất: Khí O2 khuếch tán qua da vào máu, sau đó đi đến các tế bào. Khí CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài qua da mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán dễ dàng, bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

CH 2: 

Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 9.3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất là ống khí tận. Số lượng ống khí rất nhiều, tạo ra bề mặt trao đổi khí rất lớn với tế bào. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào. Các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở.

CH tr 57

Câu 6: Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?

Phương pháp giải:

Dựa vào hinh 9.4 và 9.5 để mô tả đặc điểm bề mặt trao đổi khí của cá xương.

Lời giải chi tiết:

Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao vì:

  • Mang được cấu gồm nhiều cung mang, một cung mang lại gồm nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.
  • Ở mang cá có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ.
  • Thành mao mạch mỏng giúp quá trình trao đổi khí thuận lợi.
  • Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang.
  • Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.
  • Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

Nhờ tất cả các đặc điểm trên, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.

CH tr 59

CH 1: 

Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về bề mặt trao đổi khí ở chim và hình 9.8 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bởi vì ở người và Chim thực hiện trao đổi khí qua phổi.

- Ở người, phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp. Do phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn. Phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc. Máu chảy trong các mao mạch trao đổi khí O2 và CO2 với dòng không khí ra, vào phế nang.

- Ở Chim, phổi có hệ thống túi khí và không có phế nang. Phế quản phân nhánh thành các ống khí rất nhỏ, gọi là mao mạch khí. Không khí trong các mao mạch khí trao đổi khí O2 và CO2 với máu trong các mao mạch máu. Phổi chim cũng có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều, đó là chiều máu chảy trong các mai mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông và các mao mạch khí.

CH 2:  

Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó, sau đó kẻ và hoàn thành bảng trong vở theo mẫu dưới đây:

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:


CH tr 60

CH 1: 

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn hoặc các khí như CO, SO2, NO2. Các hạt bụi tồn tại trong không khí có vai trò quan trọng quyết định chất lượng bầu không khí. Các loại bụi mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn.

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng. khói thuốc lá chứa rất nhiều khí độc cùng với CO, làm giảm hiệu quả hô hấp của cơ thể người hít phải khói thuốc.

CH 2: 

Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 9.1 trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bảng 9.1 đã nêu rõ về các chất hoá học trong khói thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá đối với cơ thể con người, hầu hết chúng đều có những tác động xấu nên việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viên, ...) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá là một biện pháp giúp bảo vệ sức khoẻ của người. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi riêng dành cho những người hút thuốc lá, để việc hút thuốc của người này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác.

CH 3: 

Tại sao khi nuôi ếch và giun đất, người nuôi phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hình thức trao đổi khí ở ếch.

Lời giải chi tiết:

Khi nuôi ếch và giun đất, người nuôi phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt vì: Ếch và giun đất chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch và giun đất cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch và giun đất bị khô, chúng không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.

CH 4: 

Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường xuyên dùng máy sục khí vào nước nuôi?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hình thức trao đổi khí ở ếch.

Lời giải chi tiết:

Nuôi tôm hay nuôi trồng thuỷ sản nói chung đều cần phải sử dụng đến các thiết bị như máy thổi khí, máy sục khí, máy tạo oxy…Bởi vì, bể nuôi cá và tôm thường bị thiếu oxy làm cho chúng không đủ dưỡng khí để thực hiện quá trình hô hấp. Mục đích của việc này nhằm đảm bảo lượng oxy trong nước giúp cho các cá thể vật nuôi có nguồn oxy để sống khoẻ mạnh và sinh trưởng.

CH 5: 

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp giúp hệ hô hấp khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả:

- Làm sạch đường thở bằng cách xông khí dung bằng nước muối sinh lý;

- Tập thể dục là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp;

- Uống nhiều nước;

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí;

- Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp;

- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close