Bài 20. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật trang 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức

Thực vật có tuổi không? Khi nào thực vật ngừng sinh trưởng?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 129

MĐ: 

Thực vật có tuổi không? Khi nào thực vật ngừng sinh trưởng?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Thực vật có tuổi và ngừng sinh trưởng khi cây chết đi.

CH tr 131

CH 1: 

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Sinh trưởng diễn ra liên tục trong suốt đời sống của thực vật tại các mô phân sinh. Sinh trưởng gồm hai kiểu: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng).

Lời giải chi tiết:

- Xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ, ... nơi có các mô phân sinh.

- Diễn ra trong suốt đời sống của thực vật (từ giai đoạn hạt cho đến khi cây già và chết) do sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh.

- Đây là hình thức sinh trưởng không giới hạn, biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước, sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như càn, lá, rễ, hoa, quả, ... Sự sinh trưởng không giới hjan này có thể quan sát thấy rõ ở các cây thân gỗ lâu năm, với sự gia tăng chiều cao cây, đường kính thân, ... trong suốt chu kì sống của nó.

CH 2: 

Dựa vào Hình 20.3, chỉ ra mối quan hệ giữa nhiệt độ với tỉ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của hạt.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 20.3 trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ tối ưu của đa số các loài cây trồng nhiệt đới dao động trong khoảng 20 - 30 độ, trong khi cây ôn đới là khoảng 15 - 20 độ. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, khả năng ra hoa, hình thái của cơ quan sinh sản, ... Trong một giới hạn nhất định, tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tỉ lệ nảy mầm và rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt.

CH tr 133

CH 1: 

Phân biệt các loại mô phân sinh ở thực vật về vị trí và vai trò của mỗi loại.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 20.5.

Lời giải chi tiết:


CH 2: 

Trong các cơ quan: rễ, thân, lá, cơ quan nào sinh trưởng không giới hạn? Điều này có ý nghĩa như thế nào với đời sống của thực vật?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Trong các cơ quan: rễ, thân, lá, cơ quan thân và rễ là cơ quan sinh trưởng không giới hạn. Điều này giúp cho thực vật có thể phát triển tốt tăng sức đề kháng chống lại các bệnh tật từ môi trường, khi thân phát triển to hơn yêu cầu nhiều chất dinh dưỡng hơn nên hệ rễ cũng phát triển để giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.

CH 3: 

Phân biệt kiểu sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về kiểu sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

Lời giải chi tiết:


CH tr 137

CH 1: 

Hormone thực vật là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với thực vật?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hormone thực vật.

Lời giải chi tiết:

Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, được tổng hợp với lượng nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định trong cây, tham gia điều tiết các hoạt động sống của thực vật.

Vai trò:

- Thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật như: sinh trưởng của chồi ngọn, nảy mầm của hạt, chín của quả, ... hoặc ức chế sự sinh trưởng, đẩy nhanh sự già hoá ở cây qua các phản ứng ngủ của hạt, rụng lá, rụng quả, ...

- Hormone tham gia điều khiển các đáp ứng của thực vật với các kích thích đến từ môi trường.

CH 2:

Lập bảng chỉ ra đặc điểm của các loại hormone về vị trí tổng hợp, hướng vận chuyển và tác dụng sinh lí của mỗi loại.

Phương pháp giải:

Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng điều tiết các quá trình sống trong cơ thể thực vật. Thực vật có hai nhóm hormone: nhóm hormone kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin, cytokinin) và nhóm ức chế sinh trưởng (abscisic acid, ethylene).

Quá trình sinh trưởng, phát triển được điều tiết bởi sự tác động phối hợp giữa các hormone.

Lời giải chi tiết:

CH 3:

Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ các nguyên tắc: đúng liều lượng, đúng nồng độ, đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone

CH tr 138

CH 1: 

Quá trình phát triển của thực vật có hoa gồm những giai đoạn nào? Dấu hiệu nhận biết của mỗi giai đoạn là gì?

Phương pháp giải:

Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng).

Lời giải chi tiết:

- Giai đoạn hạt: Cây đang là hạt giống.

- Giai đoạn non trẻ: Cây con nhỏ, ít lá.

- Giai đoạn trưởng thành: Cây phát triển to hơn, cao hơn.

- Giai đoạn sinh sản: Cây đơm hoa, kết quả.

- Giai đoạn già: Cây già héo và chết.

CH 2: 

Kể tên các nhân tố chi phối quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa. Những nhân tố đó tác động như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Phương pháp giải:

Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng).

Lời giải chi tiết:

Nhân tố bên trong:

- Yếu tố bên trong: tuỳ từng loài, thực vật ra hoa khi đến độ tuổi nhất định

- Hormone: tương quan về nồng độ giữa các hormone quyết định đến sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản ở thực vật

Nhân tố bên ngoài:

- Ánh sáng: sự ra hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì

- Nhiệt độ: một số loài cây chỉ ra hoa khi có khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hiện tượng này gọi là sự xuân hoá

- Chất dinh dưỡng: ảnh hưởng đến thời gian và khả năng ra hoa của thực vật

CH tr 139

CH: 

Tìm thêm ví dụ ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của thực vật trong thực tiễn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

- Hormone ngoại sinh thuộc nhóm gibberellin sử dụng để thúc đẩy một số cây trồng ra hoa như xà lách, bắp cải, lay ơn.

- Xử lí nhiệt độ thấp cũng góp phần rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích các cây như hoa loa kèn, ly, ... ra hoa

- Xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm vòng gỗ

CH tr 140

LT 1: 

Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng của những đối tượng cây trồng nào? Nêu một số biện pháp để thực hiện.

Phương pháp giải:

Sinh trưởng diễn ra liên tục trong suốt đời sống của thực vật tại các mô phân sinh. Sinh trưởng gồm hai kiểu: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của cả yếu tố bên trong như di truyền hormone và các yếu tố bên ngoài như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng,…

Lời giải chi tiết:

Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng của những đối tượng cây trồng lấy ngắn ngày, những loài cây sửu dụng lá, thân, củ để làm sản phẩm nông nghiệp

Biện pháp: Bổ sung gibberellin để tăng chiều dài của thân và lóng do gibberellin kích thích sự phân chia và dãn dài của tế bào

LT 2: 

Nhà Lan trồng ba loại rau gồm: mùng tơi, rau đay và rau bí. Hãy giới thiệu giúp Lan một biện pháp để tăng số lượng nhánh, từ đó tăng năng suất của các loại rau này. Giải thích cơ sở của biện pháp đó.

Phương pháp giải:

Vân dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tới sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tăng số lượng nhánh là cung cấp dinh dưỡng hợp lí, điều chỉnh tỉ lệ các loại phân bón làm chậm sự ra hoa của thực vật. Bởi vì các cây rau này chủ yếu để sử dụng lá, nên việc làm chậm sự ra hoa sẽ giúp cho các chất dinh dưỡng được tập trung chủ yếu ở lá cây, giúp tăng năng suất cây trồng.

LT 3: 

Lập bảng phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Phương pháp giải:

Sinh trưởng diễn ra liên tục trong suốt đời sống của thực vật tại các mô phân sinh. Sinh trưởng gồm hai kiểu: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Lời giải chi tiết:


LT 4: 

Quan sát lát cắt ngang của thân cây gỗ ở Hình 20.7 và cho biết cách xác định tuổi của cây. Có thể sử dụng vòng gỗ để tìm hiểu về đặc điểm khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) ở địa phương nơi thực vật đó sinh sống được không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 20.7 trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm vòng gỗ. Mỗi năm, tầng sinh trụ sẽ sinh ra thêm 1 tầng mạch gỗ và một tầng mạch rây. Như vậy, mỗi năm cây sẽ có thêm một vòng gỗ, dựa vào số lượng vòng gỗ ta có thể đoán được số tuổi của cây.

Có thể sử dụng vòng gỗ để tìm hiểu về đặc điểm khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) ở địa phương nơi thực vật đó sinh sống bởi vì sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài nên cây sẽ biểu hiện những đặc điểm khí hậu ở vùng đó.

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close