Bài 18. An toàn phóng xạ trang 79, 80, 81 SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạoVật liệu nào sau đây là hiệu quả nhất khi được sử dụng để che chắn phóng xạ? A. Giấy. B. Gỗ. C. Nhôm. D. Chì.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Trắc nghiệm 18.1 Vật liệu nào sau đây là hiệu quả nhất khi được sử dụng để che chắn phóng xạ? A. Giấy. B. Gỗ. C. Nhôm. D. Chì. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về tia phóng xạ Lời giải chi tiết: Chì là vật liệu được sử dụng rộng rãi để che chắn phóng xạ trong các thiết bị y tế, các nhà máy hạt nhân và các phòng thí nghiệm nghiên cứu phóng xạ. Đáp án: D Trắc nghiệm 18.2 Chọn cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống.
Ba quy tắc cơ bản cần thực hiện để đảm bảo (1)... khi ở các khu vực có nguồn phóng xạ hoặc phải làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ: – Bố trí thời lượng công việc phù hợp để giảm thiểu thời gian (2)... với nguồn phóng xạ. – Khi cần thao tác trực tiếp với nguồn phóng xạ, ta cần đảm bảo (3)... an toàn bằng việc sử dụng các (4)..., các phương tiện điều khiển từ xa. – Việc (5)... phóng xạ có thể được thực hiện bằng cách trang bị các (6)... như tường bê tông, cửa chì có độ dày cần thiết, trang phục bảo hộ (mắt kính, găng tay, quần áo bảo hộ có chì). Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về phóng xạ Lời giải chi tiết: (1) an toàn; (2) phơi nhiễm; (3) khoảng cách; (4) kẹp dài; (5) che chắn; (6) màn chắn. Trắc nghiệm 18.3 Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai. a) Ta có thể sử dụng một tờ giấy mỏng để ngăn chặn các tia γ. b) Nếu thâm nhập vào cơ thể chúng ta, chất phóng xạ a sẽ gây nguy hại nhiều hơn so với chất phóng xạ γ. c) Một trong các quy tắc an toàn phóng xạ là luôn uống thuốc tân dược để phòng ngừa nhiễm xạ. d) Biển cảnh báo khu vực có chất phóng xạ được đề nghị vào năm 2007 có nhiều thông tin hơn biển cảnh báo năm 1974. e) Khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ, ta cần thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương. f) Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo những người làm việc với các nguồn phóng xạ nên khám sức khoẻ định kì 2 năm một lần. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về an toàn phóng xạ Lời giải chi tiết: a) Sai. Tia gamma có khả năng xuyên qua rất nhiều vật liệu, kể cả giấy. Để ngăn chặn tia gamma, cần sử dụng các vật liệu có mật độ cao như chì hoặc bê tông. b) Đúng. Tia alpha có năng lượng lớn nhưng khả năng xuyên thấu kém, vì vậy nếu hạt alpha xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây ra nhiều ion hóa trên đường đi, gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào. Trong khi đó, tia gamma có khả năng xuyên sâu vào cơ thể nhưng mức độ ion hóa thấp hơn. c) Sai. Không có loại thuốc nào có thể phòng ngừa nhiễm xạ một cách hiệu quả. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là tránh tiếp xúc với nguồn phóng xạ và tuân thủ các quy định an toàn. d) Đúng. e) Đúng. Đây là hành động cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Việc báo cáo sớm sẽ giúp các cơ quan chức năng có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. f) Sai. Trắc nghiệm 18.4 Khoảng giữa tháng 3 năm 2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, một nhà máy thép tại Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) đã bị thất lạc. Nhà chức trách chỉ đạo phải khẩn cấp tìm nguồn phóng xạ đã bị thất lạc này. Việc khẩn cấp tìm kiếm nguồn phóng xạ \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) bị thất lạc là rất quan trọng vì nguồn này A. rất đắt tiền. B. khó sản xuất nên khó tìm thấy trên thị trường. C. có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ dân cư. D. cần thiết trong việc khảo sát sức bền của thép. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về an toàn phóng xạ Lời giải chi tiết: Việc khẩn cấp tìm kiếm nguồn phóng xạ \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) bị thất lạc là rất quan trọng vì nguồn này có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ dân cư. Đáp án: C Tự luận 18.1 So sánh hai biển cảnh báo khu vực có chất phóng xạ trong Hình 18.1 và cho biết điểm khác biệt quan trọng giữa hai biển báo này. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về an toàn phóng xạ Lời giải chi tiết: Điểm khác biệt quan trọng giữa hai biển báo: Biển báo ở Hình 18.1b có nhiều chi tiết hơn nhằm nhấn mạnh tác hại của các tia phóng xạ và việc cần thiết là phải rời xa nguồn phóng xạ (một trong ba quy tắc đảm bảo an toàn phóng xạ). Tự luận 18.2 Quan sát Hình 18.2 và nêu các yếu tố quan trọng trong việc tuân thủ các quy tắc an toàn phóng xạ.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về an toàn phóng xạ Lời giải chi tiết: Hình 18.2a: Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Hình 18.2b: Giữa khoảng cách phù hợp đến nguồn phóng xạ. Hình 18.2c: Sử dụng che chắn để giảm tác dụng của các tia phóng xạ. Tự luận 18.3 Trong một sự cố rò rỉ phóng xạ, khi bị tiếp xúc với chất phóng xạ, việc cởi bỏ trang phục đang mặc có tác dụng giảm bớt khả năng bị nhiễm xạ không? Giải thích. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về an toàn phóng xạ Lời giải chi tiết: Việc cởi bỏ trang phục đang mặc là cần thiết khi bị tiếp xúc với chất phóng xạ, giúp giảm thiểu đáng kể khả năng bị nhiễm xạ. Tuy nhiên, trang phục này phải được xử lí thích hợp vì có thể gây nhiễm xạ cho người hoặc đồ vật tiếp xúc sau đó. Tự luận 18.4 Các nguyên tố radon \(\left( {_{86}^{222}{\rm{Rn}}} \right)\)và radium \(\left( {_{88}^{226}{\rm{Ra}}} \right)\)có phải chất phóng xạ không? Quá trình nhiễm xạ vào cơ thể sống của hai nguyên tố này khác nhau như thế nào và có thể gây tác hại cho các cơ quan nào trong cơ thể sống? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về an toàn phóng xạ Lời giải chi tiết: Cả hai nguyên tố đều là chất phóng xạ (radium phóng xạ a để sinh ra radon, radon cũng phóng xạ a để cho ra poloni). Radon là chất khí nên nhiễm xạ qua đường hô hấp và gây tác hại cho mô phổi. Trong khi đó, radium là chất rắn, nhiễm xạ theo đường tiêu hóa (như uống nước nhiễm xạ).
|