Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 3, 4, 5 SBT Sinh 12 Kết nối tri thứcMột phân tử DNA có thành phần các nucleotide như sau: A=25%; T= 33%; G = 24%; C = 18%. Nhận định nào về phân tử DNA này là đúng? Nhận định nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Một phân tử DNA có thành phần các nucleotide như sau: A=25%; T= 33%; G = 24%; C = 18%. Nhận định nào về phân tử DNA này àl đúng? Nhận định nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Dựa vào nguyên tắc bổ sung. Lời giải chi tiết: A - sai B - sai C - đúng D - đúng Câu 2 Liên kết giữa hai mạch của phân tử DNA là Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về DNA Lời giải chi tiết: Đáp án A. Câu 3 Đặc điểm nào dưới đây chỉ tìm thấy ở DNA? A. Cầu trúc theo nguyên tắc đa phân. B. Cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều nhau. C. Cầu trúc theo nguyên tắc bổ sung. D. Mang thông tin di truyền. Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của DNA Lời giải chi tiết: Cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều nhau. Đáp án B Câu 4 Phát biểu nào dưới đây về quá trình tái bản DNA là đúng? Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết quá trình tái bản DNA. Lời giải chi tiết: Từ một phân tử DNA mẹ tổng hợp ra hai phân ửt DNA con, mỗi phân tử DNA con có một mạch mới và một mạch cũ. Đáp án C. Câu 5 Nếu một mạch của DNA là 5' GATCAGCTAA 3' thì mạch bổ sung của nó sẽ là mạch nào dưới đây? Phương pháp giải: Dựa vào nguyên tắc bổ sung Lời giải chi tiết: C. 5' TTAGCTGATC 3'. Câu 6 Nhận định nào về operon lac dưới đây là đúng? Nhận định nào sai? (đánh dấu xvào ôtương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết điều hòa biểu hiện của gene. Lời giải chi tiết: B, D đúng A, C sai Câu 7 Phát biểu nào dưới đây về các đặc điểm của phân tử DNA và RNA là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh dầu x vào ô tương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết đặc điểm của DNA, RNA. Lời giải chi tiết: A, D đúng. B, C sai. Câu 8 Phát biểu nào dưới đây về mã di truyền là đúng? Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của mã di truyền. Lời giải chi tiết: Mã di truyền là mã bộ ba, ba nucleotide đứng liền kề nhau quy định một amino acid. Đáp án D Câu 9 Nếu một codon trên phân tử mRNA có trình tự 5'-AAU-3' thì trình tự nucleotide nào dưới đây là anticodon trên phân tử tRNA tương ứng? Phương pháp giải: Dựa vào nguyên tắc bổ sung. Lời giải chi tiết: Đáp án D. Câu 10 RNA polymerase liên kết với trình tự ...(1).... để khởi đầu ...(2).... Nội dung cần điền vào vị trí (1), (2) trong câu trên lần lượt àl Phương pháp giải: Dựa vào quá trình phiên mã Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 11 Trong quá trình dịch mã, codon trên mRNA thực chất được "đọc" bởi vùng nào dưới đây? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức quá trình dịch mã. Lời giải chi tiết: Trong quá trình dịch mã, codon trên mRNA thực chất được "đọc" bởi vùng anticodon trên tRNA. Đáp án C. Câu 12 Cho các bước trong quá trình tổng hợp protein ở tế bào như sau: 1. Hai tiểu phần của ribosome liên kết với nhau và với mRNA. 2. RNA mang amino acid formylmethionine liên kết với mRNA nằm ở tiểu phần nhỏ của ribosome. 3. tRNA mang amino acid thứ hai đến ribosome. 4. Ribosome di chuyển kéo dài chuỗi polypeptide. Trình tự nào dưới đây thể hiện đúng quá trình tổng hợp protein trong tế bào? B. 2 → 1→ 3→ 4. C. 2 →3 → 1 → 4. D. 1 →2→ 4 → 3. Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết quá trình tổng hợp protein. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 13 Phát biểu nào dưới đây về sự biểu hiện gene là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh dầu xvào ô tương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết về sự biểu hiện của gene. Lời giải chi tiết: A, C đúng B, D sai Câu 14 Phát biểu nào dưới đây về đột biến gene là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến gene. Lời giải chi tiết: A, C đúng B, D sai Câu 15 Khi chuyển gene của người vào tế bào vi khuẩn, gene của người có thể không tạo ra protein có chức năng như trong tế bào người. Nguyên nhân có thể là A. gene của người đưa vào vi khuẩn không còn promoter và intron. B. gene của người đưa vào vi khuẩn có chứa intron. C. vi khuẩn không phiên mã được gene của người. D. có sự khác biệt về mã di truyền ở vi khuẩn và người. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về chuyển gene. Lời giải chi tiết: Đáp án B. Câu 16 Một sinh viên đã trộn một hỗn hợp gồm các thành phần cần thiết cho quá trình tái bản DNA. Kết quả cho thấy quá trình tái bản diễn ra một cách bất thường, mạch mới được tổng hợp gồm nhiều đoạn nằm cách biệt nhau, mỗi đoạn có kích thước khoảng vài chục nucleotide. Nhiều khả năng là sinh viên này đã quên cho vào hỗn hợp thành phần nào dưới đây? Phương pháp giải: Dựa vào quá trình tái bản DNA. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 17 Quan sát hình sau và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi 17- 20. Phân tử C, D và E liên kết với nhau tạo thành phân tử nào? A. Protein. B. DNA. C. RNA. D. Polysaccharide. Phương pháp giải: Quan sát hình trên Lời giải chi tiết: Phân tử C, D và E liên kết với nhau tạo thành phân tử: Protein. Đáp án A. Câu 18 Quan sát hình sau và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi 17- 20. Cấu trúc B minh họa cho phân tử nào? A. DNA trong nhân. B. rRNA. C. DNA trong tế bào chất. D. tRNA Phương pháp giải: Quan sát hình trên Lời giải chi tiết: Cấu trúc B minh họa cho phân tử tRNA. Đáp án D. Câu 19 Quan sát hình sau và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi 17- 20. Có bao nhiêu codon xuất hiện trong cầu trúc A ở hình trên? A. 1. B. 3. C. 6. D. 9. Phương pháp giải: Quan sát hình trên. Lời giải chi tiết: Có 3 codon xuất hiện trong cầu trúc A ở hình trên. Đáp án B. Câu 20 Quan sát hình sau và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi 17- 20. Cấu trúc A được tổng hợp dựa trên khuôn có bản chất hóa học là gì? A. DNA. B. tRNA. C. mRNA. D. amino acid. Phương pháp giải: Quan sát hình trên. Lời giải chi tiết: Cấu trúc A được tổng hợp dựa trên khuôn có bản chất hóa học là DNA. Đáp án A. Câu 21 Phát biểu nào dưới đây về cơ chế phát sinh đột biển gene là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh dấu xvào ô tương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến gene. Lời giải chi tiết: C, D đúng A, B sai Câu 22 Khái niệm nào dưới đây về hệ gene là đúng? A. Hệ gene là tập hợp tất cả các gene quy định các protein của tế bào. B. Hệ gene là tập hợp tất cả các gene của sinh vật. C. Hệ gene àl tập hợp tất cả vật chất di truyền có trong tế bào. D. Hệ gene gồm tất cả các gene trên NST. Phương pháp giải: Khái niệm hệ gene. Lời giải chi tiết: Đáp án C. Câu 23 Phát biểu nào dưới đây về phiên mã ngược là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Vận dụng kieens thức phiên mã ngược. Lời giải chi tiết: C, D đúng A, B sai Câu 24 Nhận định nào về đột biến dưới đây là đúng? Nhận định nào sai? (đánh dấu xvào ôtương ứng trong bảng). Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến gene Lời giải chi tiết: A, C đúng B, D sai Câu 25 Mạch DNA khuôn có trình tự như sau: Phương pháp giải: Sử dụng bảng mã di truyền trong SGK Lời giải chi tiết: mRNA: 5'-GCAAUGGGCUCGGCAUGCUAAUCC-3' Chuỗi polypeptide: Ala-Met-Gly-Ser-Ala-Ala-Ser Câu 26 So sánh quá trình tái bản DNA và quá trình phiên mã. Phương pháp giải: Dựa vào quá trình tái bản và phiên mã DNA Lời giải chi tiết: Giống nhau: - Sự tự nhân đôi ADN và sự tổng hợp ARN đều xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn. - Cả 2 quá trình trên, ADN đều đóng vai trò làm khuôn mẫu. - Trong quá trình tự nhân đôi ADN hay tổng hợp ARN, đều có xảy ra hiện tượng: ADN tháo xoắn, tách mạch và sự bổ sung của các nuclêôtit của môi trường nội bào với nuclêotit trên mạch mang mã gốc theo NTBS, đều có sự tham gia của một số enzim. Khác nhau: Câu 27 Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã chuyển vi khuẩn được nuôi cấy nhiều thế hệ trong môi trường có 15N sang môi trường có N và cho chúng tái bản DNA một lần rồi tách DNA mang li tâm. Vị trí DNA trong ống il tâm được mô tả trong hình ở trang bên. a) Hãy cho biết nếu vi khuẩn được chuyển từ môi trường có 15N sang môi trường có 14N và cho chúng tái bản DNA hai lần liên tiếp rồi tách DNA ra khỏi tế bào đem li tâm thì vị trí của DNA trong ống li tâm sẽ như thế nào (vẽ Phương pháp giải: Quan sát hỉnh trên Lời giải chi tiết: a) Có 4 ADN được tạo ra trong đó 2 ADN mang 1 mạch N14 và 1 mạch N15, 2 ADN mang 2 mạch N14 b) Thí nghiệm này chứng minh ADN nhân đôi theo cơ chế bán bảo toàn. Câu 28 Hãy vẽ sơ đồ quá trình tái bản của một phân tử DNA dạng vòng ở sinh vật nhân sơ và chú thích rõ mạch, chiều tổng hợp và kí hiệu mạch được tổng hợp liên tục và mạch tổng hợp gián đoạn (Gợi ý, tham khảo Hình 1.2 trong SGK). Phương pháp giải: Tham khảo Hình 1.2 trong SGK Lời giải chi tiết: Câu 29 Các gene có cấu trúc không phân mảnh đem lại những lợi ích gì cho sinh vật nhân sơ? Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của gene không phân mảnh. Lời giải chi tiết: Giảm tiêu tốn năng lượng cho việc cắt intron và nối exon. Câu 30 Một gene ở sinh vật nhân thực bị mất một vài cặp nucleotide trong vùng mã hóá. Tuy nhiên, chuỗi polypeptide do gene đột biển quy định không bị thay đổi về số lượng và trình tự các amino acid so với gene bình thường. Hãy giải thích nguyên nhân. Phương pháp giải: Lý thuyết đột biến gene và phiên mã Lời giải chi tiết: Do nucleotide nằm sau bộ ba kết thúc Câu 31 Đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác có thể dẫn đến giảm chiều dài của chuỗi polypeptide hay không? Giải thích. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đột biến thay thế. Lời giải chi tiết: Có thể nếu như thay thế 1 nucleotide làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì dẫn đến làm giảm chiều dài chuỗi polypeptide. Câu 32 Làm thể nào người ta có thể biết được một đột biền xảy ra ở vùng điều hòa của một gene? Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến gene và điều hòa lượng sản phẩm do gene tạo ra. Lời giải chi tiết: Đột biến vùng điều hòa thì lượng sản phẩm do gene tạo ra giảm. Câu 33 Một dòng vi khuẩn E.coli bị đột biến nên operon lac hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactose. Người ta làm thí nghiệm biến nạp chuyển plasmid có chứa gene lacl bình thường vào trong tế bào vi khuẩn bị đột biển thì thấy operon lac của tế bào vẫn hoạt động khi môi trường không có đường lactose. Từ thí nghiệm này có thể kết luận được gì về đột biến ở operon lac? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức điều hòa hoạt động của gene. Lời giải chi tiết: Thí nghiệm này kết luận rằng đột biến có thể gây mất chức năng của protein ức chế. Câu 34 Khi operon lac ở vi khuẩn E. coli hoạt động, người ta nhận thấy lượng enzyme B-galactosidase luôn được tạo ra với số lượng nhiều hơn nhiều so với lượng enzyme permease và lượng enzyme transacetylase. Hãy giải thích nguyên nhân. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về điều hòa biểu hiện của gene. Lời giải chi tiết: Nguyên nhân lượng enzyme β-galactosidase được tạo ra nhiều hơn so với lượng enzyme permease và transacetylase trong operon lac ở vi khuẩn E. coli là do vai trò chính của β-galactosidase trong quá trình phân giải lactose. Enzyme này có nhiệm vụ cleave (cắt) disaccharide lactose thành glucose và galactose, cung cấp nguồn năng lượng cho vi khuẩn khi lactose là nguồn đường chính. Câu 35 Điều gì xảy ra nếu hệ thống sửa chữa sai sót trong quá trình tái bản thực hiện rất hoàn hảo, không để xảy ra đột biến? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đột biến gene và tái bản DNA. Lời giải chi tiết: Nếu hệ thống sửa chữa sai sót trong quá trình tái bản thực hiện rất hoàn hảo, không để xảy ra đột biến, thì DNA sẽ được duy trì ổn định và không có sự thay đổi trong trình tự gen. Điều này có thể dẫn đến việc các đặc điểm di truyền của sinh vật được bảo tồn qua các thế hệ mà không có sự biến đổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự thiếu vắng đột biến có thể làm giảm khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường, vì đột biến thường là nguồn gốc của sự đa dạng di truyền, giúp sinh vật có thể thích ứng với những thay đổi trong môi trường sống. Câu 36 Có phải mọi đột biến gene đều có thể di truyền cho thế hệ sau? Giải thích. Phương pháp giải: Vận dụng lý thuyết đột biến gene. Lời giải chi tiết: Không phải tất cả các đột biến gen đều dẫn đến rối loạn di truyền; chỉ một tỷ lệ nhỏ các biến thể gây ra rối loạn di truyền – hầu hết không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc sự phát triển. Điều này là do sự thay đổi trong trình tự ADN không làm thay đổi cách thức hoạt động của tế bào. Câu 37 Hai loài vi khuẩn có kích thước hệ gene tương đương nhau (số lượng các cặp nucleotide trong phân tử DNA gần giống nhau), một loài sống trong suối nước nóng (80°C), một loài sống trong nước có nhiệt độ bình thường (25°C). Để DNA không bị biến tính (tách thành hai mạch đơn) trong điều kiện nước nóng thì thành phần nucleotide của vi khuẩn sống trong suối nước nóng có đặc điểm gì khác biệt so với thành phần của các loại nucleotide trong DNA của vi khuẩn sống trong nước có nhiệt độ bình thường? Giải thích. Phương pháp giải: Hai loài vi khuẩn có kích thước hệ gene tương đương nhau (số lượng các cặp nucleotide trong phân tử DNA gần giống nhau), một loài sống trong suối nước nóng (80°C), một loài sống trong nước có nhiệt độ bình thường (25°C). Câu 38 Các nhà khoa học cho rằng vật chất di truyền ở các dạng sống sơ khai xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất àl RNA, sau đó được thay thể bằng DNA. Xét ở góc độ cấu trúc, vật chất di truyền àl DNA có những đặc điểm gì ưu việt hơn so với RNA? Giải thích. Phương pháp giải: So sánh DNA và RNA. Lời giải chi tiết: Do đường deoxyribose, chứa một nhóm hydroxyl ít oxy hơn, ADN là một phân tử ổn định hơn RNA, điều này thuận lợi cho một phân tử có nhiệm vụ giữ an toàn cho thông tin di truyền.
|