Bài 16. Dãy hoạt động hóa học trang 47, 48, 49 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diềuDựa vào khả năng và mức độ phản ứng của các kim loại với một số chất sẽ: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
16.1 Dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của các kim loại với một số chất sẽ: A. So sánh được tính chất hóa học giữa các kim loại. B. So sánh được mức độ hoạt động hóa học của các kim loại với nhau. C. Xác định được tính chất hóa học của một số kim loại D. So sánh được tính kim loại giữa nguyên tử của các nguyên tố kim loại. Phương pháp giải: Dựa vào nguyên tắc sắp xếp các kim loại. Lời giải chi tiết: So sánh được mức độ hoạt động hóa học của các kim loại với nhau. Đáp án B 16.2 Phát biểu nào sau đây là không đúng về dãy hoạt động hóa học? A. Dãy hoạt động hóa học cho biết mức độ hoạt động hóa học của kim loại (và H) với nhau. B. Dãy hoạt động hóa học được xây dựng từ kết quả của các quá trình thí nghiệm. C. Từ dãy hoạt động hóa học sẽ nhận ra bạc có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. D. Từ dãy hoạt động hóa học sẽ nhận ra vàng là kim loại có mức hoạt động hóa học rất yếu. Phương pháp giải: Dựa vào ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. Lời giải chi tiết: Bạc có mức độ hoạt động hóa học yếu hơn đồng. Đáp án C 16.3 Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? A. Các kim loại từ Mg trở về sau đều không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. B. Các kim loại đứng trước H đều không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. C. Các kim loại đứng sau H đều không phản ứng với dung dịch sulfuric acid loãng. D. Khi tác dụng với dung dịch acid cùng nồng độ và nhiệt độ thì lá Mg phản ứng mãnh liệt hơn so với lá Zn. Phương pháp giải: Dựa vào ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. Lời giải chi tiết: A. Đúng B. Sai, các kim loại đứng trước H đều phản ứng với dung dịch HCl. C. Đúng D. Đúng 16.4 Hình 16.1 cho biết xu hướng biến đổi mức độ hoạt động hóa học của một số kim loại. a) Chiều mũi tên chỉ xu hướng tăng hay giảm độ hoạt động hóa học của các kim loại? b) Kim loại nào cần bảo quản trong dầu hỏa? c) Trong không khí, kim loại nào ít bị biến đổi thành chất khác? d) Kim loại nào phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường? e) Chất nào có thể phản ứng với nhiều kim loại trong hình 16.1 để tạo ra chất khí?
Phương pháp giải: Dựa vào ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. Lời giải chi tiết: a) Chiều mũi tên chỉ xu hướng tăng hoạt động hóa học của các kim loại. b) Natri cần bảo quản trong dầu hỏa. c) Trong không khí, kim loại Ag ít bị biến đổi thành chất khác. d) Na, Ca phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. e) Acid phản ứng với nhiều kim loại để tạo ra chất khí. 16.5 Dựa vào dãy hoạt động hóa học, cho biết phản ứng nào dưới đây là đúng? A. Pb(NO3)2 + Cu \( \to \)Cu(NO3)2 + Pb B. Zn + 2H2O (lỏng) \( \to \)Zn(OH)2 + H2 C. 2Ag + H2SO4 (loãng) \( \to \)Ag2SO4 + H2 D. Mg + Pb(NO3)2 \( \to \) Mg(NO3)2 + Pb Phương pháp giải: Dựa vào ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. Lời giải chi tiết: C sai, do Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học Đáp án C 16.6 Trong các phản ứng gồm Pb, Zn, Al, Fe, Ag và K, kim loại nào: a) phản ứng với nước tạo ra dung dịch base? b) phản ứng với dung dịch sulfuric acid loãng tạo ra khí hydrogen? c) phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate tạo ra kim loại? d) phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate tạo ra khí hydrogen? Phương pháp giải: Dựa vào ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. Lời giải chi tiết: a) K phản ứng với nước tạo ra dung dịch base. b) Al, Fe, Pb, K phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra khí hydrogen. c) Fe, Al, Pb phản ứng với CuSO4 tạo ra kim loại. d) K phản ứng dung dịch copper(II) sulfate tạo ra khí hydrogen. 16.7 Để so sánh mức độ hoạt động hóa học giữa các kim loại Li, Na, K, người ta cho mẩu nhỏ của mỗi kim loại này vào từng cốc nước riêng biệt có hòa tan vài giọt phenolphthalein. Bảng 16.1 dưới đây mô tả hiện tượng quan sát được.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Có thể xác nhận bọt khí chính là khí hydrogen bằng cách nào? c) Từ các hiện tượng nêu trong bảng 16.1, hãy sắp xếp các kim loại Li, Na, K thành dãy giảm dần mức độ hoạt động hóa học. Phương pháp giải: Dựa vào hiện tượng thí nghiệm Lời giải chi tiết: a) K + H2O \( \to \)KOH + ½ H2 Na + H2O \( \to \) NaOH + ½ H2 Li + H2O \( \to \)LiOH + ½ H2 b) Bằng cách cho tàn đóm đỏ đặt trên miệng ống nghiệm, nếu tàn đóm đỏ cháy thành ngọn lửa màu xanh thì đó là khí hydrogen. c) K > Na > Li. 16.8 Magnesium, calcium, strontium (Sr) là ba nguyên tố thuộc nhóm IIA trong bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cho các mẩu kim loại magnesium, calcium, strontium có kích thước tương đương vào cốc nước ở nhiệt độ phòng. Bảng 16.2 ghi một số hiện tượng quan sát được nhưng thiếu thông tin về hiện tượng xảy ra khi cho strontium tương tác với nước.
a) Dự đoán hiện tượng và nêu thông tin thích hợp điền vào dấu? trong bảng 16.2. b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Phương pháp giải: Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của kim loại. Lời giải chi tiết: a) Khi cho strontium vào nước, có xuất hiện nhiều bọt khí, kim loại tan nhanh. b) Ca + 2H2O \( \to \)Ca(OH)2 + H2 Sr + 2H2O \( \to \) Sr(OH)2 + H2 16.9 Khi được cho vào dung dịch nước của chất bất kì, các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca sẽ ưu tiên phản ứng với nước trong dung dịch. Cho mẩu Na nhỏ vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate dư. a) Dự đoán hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Có thể dung K để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối được không? Giải thích. Phương pháp giải: Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của kim loại Lời giải chi tiết: a) Hiện tượng: có bọt khí xuất hiện, kim loại tan dần, dung dịch xuất hiện kết tủa xanh nhạt. Na + H2O \( \to \)NaOH + ½ H2 NaOH + CuSO4 \( \to \)Na2SO4 + Cu(OH)2. b) Không dùng K để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối, vì K tác dụng với nước tạo thành KOH và tạo kết tủa với Cu trong dung dịch. 16.10 Các kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh thường tạo thành các hợp chất bền hơn so với các kim loại có mức độ hoạt động hóa học yếu. Khi bị đun nóng, nhiều muối carbonate sẽ phân hủy thành oxide base (hay basic oxide) và carbon dioxide. Nhiệt độ phân hủy của calcium carbonate (CaCO3), magnesium carbonate (MgCO3) và silver carbonate (Ag2CO3) lần lượt vào khoảng 900oC, 450oC và 220oC. a) Theo em, vì sao nhiệt độ phân hủy của các muối trên giảm dần? b) Dự đoán xem sodium carbonate (hay soda) khó hay dễ bị phân hủy hơn so với calcium carbonate. Vì sao? Phương pháp giải: Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của kim loại Lời giải chi tiết: a) Vì mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần. b) Sodium carbonate khó bị phân hủy hơn so với calcium carbonate. Vì kim loại Na mạnh hơn Ca. 16.11 Thông thường, khi cùng những hai kim loại có mức độ hoạt động hóa học khác nhau vào một dung dịch chứa chất tan phù hợp, nối hai kim loại ấy bằng một dây dẫn điện sẽ tạo được một pin. Hình 16.2 mô tả một pin, trong đó, lá đồng làm điện cực dương, lá nhôm làm điện cực âm. Pin này tạo dòng điện có hiệu điện thế là 2V. a) Tìm hiểu và cho biết một số cặp kim loại thường được sử dụng làm cặp điện cực để tạo pin tương tự hình 16.2. b) Có thể sử dụng natri và đồng làm cặp điện cực cho một pin được không? Giải thích.
Phương pháp giải: Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của kim loại. Lời giải chi tiết: a) Cặp Zn và Cu; Fe và Cu. b) không, vì Na tan trong H2O tạo thành NaOH.
|