Bài 7. Peptide, protein và enzyme trang 23, 24, 25 SBT Hóa 12 Cánh diều

Cho các chất có công thức cấu tạo sau:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

7.1

Cho các chất có công thức cấu tạo sau:

 

Trong các hợp chất trên, những hợp chất nào thuộc loại dipeptide?

A. Hợp chất (1) và (2)                                         B. Hợp chất (1) và (3)

C. Hợp chất (2) và (3)                                         D. Hợp chất (2) và (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của peptide.

Lời giải chi tiết:

(1), (2) là những hợp chất thuộc loại dipeptide.

Đáp án A

7.2

Trong cấu trúc phân tử của chất cho ở hình bên, liên kết peptide là

 

A. liên kết (1).

B. liên kết (3).

C. liên kết (2).

D. liên kết (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của peptide.

Lời giải chi tiết:

Liên kết (2) thuộc liên kết peptide vì liên kết - CO - NH - được tạo ra từ 2 anpha amino acid.

Đáp án C

7.3

Một tripeptide X được cấu thành từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Gly. Công thức cấu tạo của X không thể là

A. Ala – Ala – Gly.                                                B. Ala – Gly – Ala.

C. Gly – Ala – Ala.                                                D. Gly – Ala – Gly.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của peptide.

Lời giải chi tiết:

Công thức cấu tạo của X không thể là Gly – Ala – Gly vì X được cấu thành từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Gly.

Đáp án D

7.4

Cho peptide X có công thức cấu tạo sau:

 

Khi thủy phân hoàn toàn X trong môi trường NaOH thu được sản phẩm hữu cơ có công thức là

A. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

B. H2NCH(CH3)COONa và H2NCH2COONa.

C. H2NCH(CH3)COONa và H2NCH2COOH.

D. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH2COONa.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết:

Khi thủy phân hoàn toàn X trong môi trường NaOH thu được sản phẩm là: H2NCH(CH3)COONa và H2NCH2COONa.

Đáp án B

7.5

Cho các peptide sau: Gly – Val – Ala – Gly (1); Ala – Gly (2); Val – Gly – Ala (3); Gly – Val – Ala (4). Những peptide nào có phản ứng tạo màu biuret với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm?

A. (1), (2)                          B. (2), (3) và (4)            C. (1), (3) và (4)          D. (3) và (4)

Phương pháp giải:

Từ tripeptide trở lên có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Lời giải chi tiết:

(1), (3), (4) có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Đáp án C

7.6

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khi bị đun nóng, lòng trắng trứng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.

B. Protein là chuỗi polypeptide được tạo thành từ nhiều đơn vị α – amino acid.

C. Albumin trong lòng trắng trứng là protein là dạng hình sợi, không tan trong nước.

D. Khi nhỏ nitric acid vào lòng trắng trứng, màu trắng của lòng trắng trứng chuyển thành màu vàng.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết:

C sai. Vì albumin trong lòng trắng trứng là protein dạng hình cầu, tan trong nước tạo dung dịch keo.

Đáp án C

7.7

Các enzyme đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật, như xúc tác cho các quá trình sinh học và hóa học. Ví dụ, lipase là enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân các chất béo dài; protease là enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân các liên kết peptide có trong protein và polypeptide;…

Các enzyme chỉ tồn tại và phát triển ở môi trường gần trung tính và nhiệt độ tương đối thấp (gần với nhiệt độ của cơ thể sinh vật). Khi đóng vai trò là chất xúc tác trong các quá trình sinh hóa, các enzyme không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính chọn lọc cao.

B. Làm tăng tốc độ của các quá trình sinh hóa.

C. Có tác dụng tốt ở nhiệt độ cao hoặc môi trường acid mạnh.

D. Chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ phù hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của enzyme.

Lời giải chi tiết:

Các enzyme không có tác dụng tốt ở nhiệt độ cao hoặc môi trường acid mạnh, vì khi môi trường không thích hợp, enzyme sẽ bị giảm hoạt tính sinh học.

7.8

Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

(a) Tất cả các peptide đều có thể tạo phức chất màu tím với Cu(OH)2/NaOH.

(b) Dung dịch của dipeptide Ala – Gly không làm đổi màu quỳ tím.

(c) Từ 3 α – amino acid khác nhau có thể tạo được 3 tripeptide.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được hỗn hợp các α – amino acid.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết:

(a) sai. Từ tripeptide có thể tạo phức chất màu tím với Cu(OH)2/NaOH.

(b) đúng

(c) sai, từ 3 α – amino acid khác nhau có thể tạo được 9 tripeptide.

(d) đúng

7.9

Mỗi phát biểu về các protein sau đây là đúng hay sai?

(a) Tất cả các loại protein đều không tan trong nước.

(b) Có thể sử dụng phản ứng màu biuret để nhận biết sự có mặt của protein.

(c) Protein có thể tạo hợp chất màu vàng khi tác dụng với nitric acid.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn protein thu được hỗn hợp các α – amino acid.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của protein

Lời giải chi tiết:

(a) sai, ví dụ protein dạng cầu có thể tan trong nước.

(b) đúng

(c) đúng

(d) đúng

7.10

Khi phân tích nguyên tố của một dipeptide X thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 41,10%; %H = 6,85%; %N = 19,18%; còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của X bằng 146. Công thức cấu tạo của X có thể là

A. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

B. H2NCH2CH2CONHCH(CH3)COOH.

C. H2NCH2CONHCH2CH2COOH.

D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả phân tích nguyên tố của dipeptide X.

Lời giải chi tiết:

Số nguyên tử C: \(\frac{{146.41,10\% }}{{12}} = 5\)

Số nguyên tử H: \(\frac{{146.6,85\% }}{1} = 10\)

Số nguyên tử N: \(\frac{{146.19,18\% }}{{14}} = 2\)

CTPT: C5H10N2

Công thức cấu tạo của X là: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close