Phần I. Tìm hiểu chung về cách viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam trang 22 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạoBài viết trên nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì? Tóm tắt ý chính của bài viết. Từ đó, nêu nhận xét về bố cục của văn bản. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Bài viết trên nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài viết tham khảo, tìm ra vấn đề của bài nghiên cứu. Đưa ra câu hỏi nghiên cứu của bài nghiên cứu này. Lời giải chi tiết: - Bài viết trên nghiên cứu về nhà thơ Phan văn Trị và những bài thơ chiến với Tôn Thọ Tường. - Câu hỏi nghiên cứu: Thơ xướng họa giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường có gì khác biệt so với thơ xướng họa thời trung đại? Câu 2 Câu 2 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Tóm tắt ý chính của bài viết. Từ đó, nêu nhận xét về bố cục của văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài viết tham khảo, xác định nội dung chính của các đoạn văn để đưa ra ý chính. Từ đó rút ra nhận xét về bố cục. Lời giải chi tiết: - Ý chính: Phan Văn Trị sáng tác không nhiều nhưng có những đóng góp nổi bật bởi những bài thơ yêu nước, đặc biệt là những bài thơ bút chiến với Tôn Thọ Tường. Trong đó, nhiều bài có thể xem là mẫu mực của lối thơ xướng họa truyền thống, thể hiện không chỉ cái tài, cái trí mà còn cả cái tâm, cái đạo của ông. - Nhận xét về bố cục: Chia 3 phần. + Phan Văn Trị là nhà thơ yêu nước. + Ba mảng sáng tác thơ của Phan Văn Trị. + Thơ bút chiến của Phan văn Trị. Câu 3 Câu 3 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Nêu nội dung chính của phần giới thiệu và phần kết luận. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài viết tham khảo, chú ý phần đầu và phần cuối để xác định được nội dung chính. Lời giải chi tiết: - Phần giới thiệu: Giới thiệu chung về tác giả, vấn đề cần nghiên cứu, tác phẩm nghiên cứu. - Phần kết luận được tác giả khẳng định lại vấn đề và nêu lên những di sản và đóng góp của ông cho thế hệ sau. Câu 4 Câu 4 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Trong văn bản, tác giả đã trình bày cuộc bút chiến theo trình tự nào? Cách trình bày đó có ưu thế gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại bài viết tham khảo, chú ý phần liên quan đến bút chiến, đưa ra trình tự các câu văn về cuộc bút chiến. Nhận xét về ưu thế của việc lựa chọn trình tự đó. Lời giải chi tiết: - Tác giả đã trình bày cuộc bút chiến theo trình tự các năm, một lịch sử văn bản. → Điều đó giúp người đọc có thể theo dõi được quá trình sáng tác của ông một cách cụ thể nhất. Câu 5 Câu 5 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Xác định phương pháp chủ yếu sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở mục 3 của bài viết. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại phần 3 của bài viết tham khảo, chú ý cách trình bày các câu văn để xác định phương pháp chủ yếu. Lời giải chi tiết: Phương pháp chủ yếu trong mục 3 là: So sánh – đối chiếu hai văn bản tiêu biểu. Câu 6 Câu 6 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng như thế nào trong bài báo cáo trên? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản, gợi nhớ kiến thức về phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh. Từ đó xác định biểu hiện của các phương pháp đó trong văn bản. Lời giải chi tiết: Phương pháp phân tích được tác giả triển khai ở mục 10 của bài. Tổng kết lại vấn vấn đề đã được tác giả tổng hợp ở muc cuối cùng của bài báo cáo. Câu 7 Câu 7 (trang 27, Sách chuyên đề Ngữ văn 11): Bạn tiếp thu, học hỏi được những điều gì về cách viết một báo cáo nghiên cứu từ bài viết trên? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản, đưa ra những điều cá nhân học hỏi được khi viết báo cáo nghiên cứu từ bài viết. Lời giải chi tiết: - Qua bài báo cáo ta biết cách viết một bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn học trung đại Việt Nam. - Biết cách nêu được vấn đề, phạm vi nghiên cứu. - Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu, tác giả, tác phẩm. - Sử dụng: Các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh trong báo cáo.
|