Phần 3. Thực hành trang 69 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt quy trình, cách thức đọc hiểu một tác giả dựa vào bảng sau (làm vào vở) Chọn một tác giả phù hợp để

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 69, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Tóm tắt quy trình, cách thức đọc hiểu một tác giả dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình cách thức đọc hiểu một tác giả

Thao tác cần làm

Lưu ý

Xác định đề tài cần tìm hiểu

 

 

Thu thập tư liệu

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại các văn bản mẫu, dựa vào phần các bước thực hiện để tóm tắt lại quy trình.

Lời giải chi tiết:

Quy trình cách thức đọc hiểu một tác giả

Thao tác cần làm

Lưu ý

Xác định đề tài cần tìm hiểu

Chọn những đề tài thu hẹp, một thời kì giai đoạn nhất định để nghiên cứu.

Tránh tìm hiểu quá rộng

Thu thập tư liệu

Tìm các bài nghiên cứu, tạp chí khoa học,…

 

Đọc và xử lí tư liệu

Đọc và ghi chú lại thông tin quan trọng.

 

Câu 2

Câu 2 (trang 69, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Chọn một tác giả phù hợp để:

a. Thu thập tư liệu về tác giả, lập danh mục các tác phẩm tiêu biểu của tác giả.

b. Lập bảng phác thảo sự nghiệp văn chương của tác giả

c. Vẽ sơ đồ  thể hiện các đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một tác giả yêu thích. Từ đó triển khai theo các yêu cầu. 

Lời giải chi tiết:

- Xuân Diệu

* Tiểu sử, sự nghiệp

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.[1]

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Giai đoạn sáng tác

Tác phẩm

Thể loại

Năm sáng tác

Ý nghĩa của tác phẩm đối với nhà thơ/thời đại

Trước Cách mạng tháng Tám

Thơ Thơ

Thơ

1938

Có tiếng vang trong tầng lớp thanh niên.

Gửi hương cho gió

Thơ

1945

Đem đến những cảm xúc mới cho người đọc.

Sau Cách mạng tháng Tám

Ngọn quốc kì

Thơ

1945

Khẳng định chế độ mới, niềm tự hào Cách mạng.

Hội nghị non sông

Thơ

1946

Khẳng định ý chí thống nhất độc lập dân tộc.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close