Giải phần II. Một số hướng viết bài - KNTTTác giả bài tựa đã giới thiệu quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam theo cách nào? Theo tác giả, những câu chuyện được kể trong truyện của Thạch Lam có đặc điểm gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Văn bản Tựa "Gió đầu mùa" Câu 1 Tác giả bài tựa đã giới thiệu quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam theo cách nào? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Tác giả trước hết đã đưa ra dẫn chứng về quan niệm truyện ngắn của Thạch Lam - Điều này rất độc đáo bởi nó làm cho người đọc cảm thấy thuyết phục và hấp dẫn hơn với những đoạn phía sau Văn bản Tựa "Gió đầu mùa" Câu 2 Theo tác giả, những câu chuyện được kể trong truyện của Thạch Lam có đặc điểm gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến những câu chuyện được để trong truyện của Thạch Lam Lời giải chi tiết: - Những câu chuyện trong truyện của Thạch lam có những đặc điểm sau: + Tác giả sẽ viết lên giấy những điều trông thấy, nghe thấy và những ý tưởng nảy ra trong thanh tâm tác giả + Tất cả đều là những câu chuyện giản dị, miêu tả sự xảy ra hằng ngày, đó là hiện thực + Đọc những câu chuyện đó người đọc sẽ cảm thấy như được hòa mình trong đó bởi nó rất chân thực +… Văn bản Tựa "Gió đầu mùa" Câu 3 Tác giả đánh giá như thế nào về phẩm chất thành thực trong truyện của Thạch Lam? Qua đánh giá đó, có thể nhận ra quan niệm gì của chính người viết bài tựa Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến phẩm chất thành thực trong truyện của Thạch Lam và chỉ ra quan niệm của người viết bản tựa Lời giải chi tiết: - Tác giả đánh giá về phẩm chất thành thực trong truyện của Thạch Lam như sau: “Toàn những câu chuyện giản dị cả. Muốn tả những sự xảy ra hằng ngày ấy, tác giả không cần đến những tình tiết ngoắt nghéo, tối tăm, nhiều khi rất trẻ con mà ta thấy nhan nhản trong những truyện kiểu cách, lòe loẹt của những nhà văn thiếu thành thực” - Như vậy, dường như người viết bài tựa rất đề cao sự thành thực trong mỗi tác phẩm và Thạch Lam làm rất tốt điều đó. Và đối với người viết bản tựa một tác phẩm có sự thành thực thì sẽ chiếm được cảm tình của người đọc nhiều hơn so với những tác phẩm có tình tiết tối tăm, ngắt ngoéo Văn bản Tựa "Gió đầu mùa" Câu 4 Tác giả bày tỏ sự đồng cảm với “phương diện chủ quan” trong truyện của Thạch Lam như thế nào? Vì sao có sự đồng cảm đó? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến phương diện chủ quan trong truyện của Thạch Lam được thể hiện trong bài và nếu lý do có sự đồng cảm đó Lời giải chi tiết: - Tác giả dường như đã rung động với “phương diện chủ quan” của Thạch Lam - Tác giả có sự đồng cảm đó vì Thạch Lam luôn miêu tả bằng cảm xúc của mình, một cảm xúc chân thực: “ Ông tả cái ngõ hẻm ở một xóm quê cảm xúc của ông khi đi qua nơi đó”,… Văn bản Tựa "Gió đầu mùa" Câu 5 Theo tác giả Thạch Lam thuộc “dạng nhà văn” nào? Những bằng chứng được nêu lên ở đây là gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến “dạng nhà văn” mà tác giả nhắc đến trong bài và liệt kê ra những bằng chứng đó Lời giải chi tiết: - Ta có thể chia ra làm 2 “dạng nhà văn” : nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tác giả đưa ra Thạch Lam thuộc hạng ở dưới. - Ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời nói có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ thể hiện một cách giản dị cảm giác của ông Văn bản Tựa "Gió đầu mùa" Câu 6 Việc nối kết những điều được thể hiện trong sáng tác với đặc điểm con người thực ngoài đời của tác giả có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Rút ra ý nghĩa trong việc kết nối những điều thể hiện trong sáng tác với ngoài đời của tác giả Lời giải chi tiết: - Việc kết nối đó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện rõ hơn những tâm tư, tình cảm của tác giả ngoài đời thực đối với từng đối tượng mà tác giả đề cập đến trong sáng tác Trả lời câu hỏi Tựa "Gió đầu mùa" Câu 1 Văn bản đã giới thiệu và phân tích những nội dung nổi bật gì của tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến những nội dung nổi bật của tập truyện và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Trong tập truyện “Gió đầu mùa” Thạch Lam viết về những chuyện giản dị, những cái xảy ra hằng ngày với sự thành thực đến mức trở nên can đảm; sự rung động của ngòi bút Thạch Lam và khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc; sự tinh tế của bút pháp thiên về cảm giác của Thạch Lam. Trả lời câu hỏi Tựa "Gió đầu mùa" Câu 2 Xác định dàn ý của bài viết và nhận xét về cách trình bày lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Chú ý đến các ý chính và dàn ý của bài rồi đưa ra những lý lẽ, bằng chứng của tác giả trong bài Lời giải chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam ( tác giả tập truyện Gió đầu mùa ). - Đặc điểm, câu chuyện được kể trong truyện của Thạch Lam (viết về những chuyện giản dị, những cái xảy ra hằng ngày, không cần đến những tình tiết ngoắt ngoéo). Triển khai: - Sự thành thực đến mức trở nên can đảm trong văn Thạch Lam (nêu và phân tích truyện Ngày mới, Một cơn giận để chứng minh). - Những rung động của ngòi bút Thạch Lam và khả năng tác động của nó đến người đọc (làm rõ bằng các truyện Gió lạnh đầu mùa, Trở về, Những ngày mới). - Thiên về cảm giác – một đặc điểm nổi bật trong bút pháp truyện ngắn Thạch Lam (phân tích sự tinh tế của việc miêu tả cảm giác nhân vật trong truyện Nhà mẹ Lê và Trở về). Kết bài: Nhận định về sự kết nối giữa con người thực ngoài đời của Thạch Lam và những nhân vật trong sáng tác của ông. Trả lời câu hỏi Tựa "Gió đầu mùa" Câu 3 Bài viết của Khái Hưng giúp bạn biết điều gì về Thạch Lam và các truyện ngắn của ông trước khi đọc tập truyện Gió đầu mùa? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “ Gió đầu mùa” (SGk trang 78) - Đưa ra ý kiến của bản thân sau khi đọc bài viết để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Bài tựa của Khái Hưng đã đưa chúng ta đến với những điểm nổi bật tạo nên phong cách riêng của Thạch Lam trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Những bài giới thiệu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút người đọc, nó như một hoạt động “khởi động”, tạo tâm thế, hứng thú cho người đọc, thông tin cho người đọc biết rằng có rất nhiều điều hấp dẫn đang chờ đợi mình khi đọc cuốn sách. Văn bản Chân trời không bao giờ cũ Câu 1 Người viết cho biết điều gì về đời nhà văn Hồ Dzếnh? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến những chi tiết về cuộc đời nhà văn Hồ Dzếnh Lời giải chi tiết: - Hồ Dzềnh qua đời ở tuổi 75 và đã ngừng viết trước đó rất lâu - Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) cũng đã có 1 vài cuốn sách mang tên ông được xuất bản - … Văn bản Chân trời không bao giờ cũ Câu 2 Có gì đặc biệt trong cách tác giả ghi nhận giá trị tập truyện ngắn “ Chân trời cũ” Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến những điều đặc biệt được tác giả ghi nhận trong tập truyện ngắn Lời giải chi tiết: - Tác giả ghi nhận sự tâm huyết, cống hiến cho đời của Hồ Dzếnh - Tập truyện được in lại và mọi người đón nhận một cách tha thiết, yêu chiều - Điều này giống như một sự đền ơn xứng đáng cho người viết tập truyện Văn bản Chân trời không bao giờ cũ Câu 3 Tác giả suy ngẫm như thế nào về những tồn tại trong văn chương? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến những tồn tại trong văn chương được tác giả nhắc đến Lời giải chi tiết: - Trong văn chương đại khái có 2 loại + Một là những tác giả, viết luôn tay, viết rất đều, có khi lại hoạt động trên các thể loại khác nhau, và như có bàn tay vàng, làm gì cũng nổi lên tự nhiên và sự nghiệp tòa ngang dãy dọc đồ sộ + Hai là loại người sống như kẻ lơ đãng, tâm trí để tận đâu đâu, họ chỉ viết rất ít cả một đời văn thu gọn trong 1 vài quyển sách chi đó Văn bản Chân trời không bao giờ cũ Câu 4 Tác giả nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa cuốn “Chân trời cũ” với tên tuổi của Hồ Dzếnh? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến mối quan hệ giữa cuốn “Chân trời cũ” với tên tuổi của Hồ Dzếnh trong bài Lời giải chi tiết: - Mặc dù bài được viết khi tác giả mới 26 tuổi và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người nhưng “Chân trời cũ” lại có 1 sự già dặn riêng - Và cuốn sách đã đưa Hồ Dzếnh trở thành một tên tuổi vĩnh viễn trong lịch sử văn học Văn bản Chân trời không bao giờ cũ Câu 5 Tìm những từ ngữ khái quát được giá trị cơ bản của cuốn sách Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến những từ ngữ khái quát được giá trị cơ bản của cuốn sách có trong bài Lời giải chi tiết: - “Thứ văn chương không có tuổi” - “Thứ văn chương viết xong người ta có thể gác bút, buông tay nhắm mắt” - “Đủ tư cách để đưa một con người trở thành một tên tuổi vĩnh viễn trong lịch sử văn học” Trả lời câu hỏi Chân trời không bao giờ cũ Câu 1 Sự đồng cảm của người viết với tác giả Hồ Dzếnh và tập Chân trời cũ đã được thể hiện như thế nào trong bài viết? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Đưa ra được sự đồng cảm của người viết với tác giả được thể hiện trong bài viết Lời giải chi tiết: - Tác giả đã khẳng định những điều làm nên giá trị của cuốn sách, nhưng không nói trực tiếp vào nội dung cuốn sách mà bằng sự ghi nhận của độc giả về sức sống lâu bền mà cuốn sách đem lại. - Tất cả tạo nên một mạch văn thiên về cảm nhận, suy ngẫm. Mở đầu, tác giả đã khẳng định giá trị của cuốn sách trong tình yêu tha thiết của bạn đọc; tiếp đến, tác giả bộc lộ những suy ngẫm của mình về những cách tồn tại của một nhà văn trong sự nghiệp văn chương của mình, qua đó cho thấy Hồ Dzếnh là một nhà văn thuộc kiểu “lơ đãng” nhưng lại sống mãi trong lòng người yêu văn chương, và chỉ qua một tập truyện ngắn Chân trời cũ cũng làm nên tên tuổi của Hồ Dzếnh và sự thanh thản trong nụ cười của ông. - Những suy ngẫm sâu và rộng đều được viết bằng sự trải nghiệm, đồng điệu của Vương Trí Nhàn với Hồ Dzếnh – tác giả tập truyện Chân trời cũ. Trả lời câu hỏi Chân trời không bao giờ cũ Câu 2 Bài viết đã giúp bạn hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa văn và đời? Theo bạn, cách tiếp cận sáng tác từ góc nhìn của tác giả bài biết có đặc điểm và ưu thế gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến mối quan hệ giữa văn và đời và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Trong bài viết, tác giả có đề cập đến sự độc đáo, cá biệt trong cuộc đời mỗi nhà văn cũng như cuộc đời mỗi con người, từ đó cách để tồn tại trong cuộc sống và trong văn chương sẽ được suy ngẫm để thấy mỗi con người đều có những cách tồn tại khác nhau cũng như mỗi nhà văn có những cách khác nhau để ghi dấu trong lòng độc giả vì Hồ Dzếnh thuộc loại người"sống như kẻ lơ đãng”, cả một đời vẫn thu gọn trong một và quyển sách mà “cứ sống mãi trong lòng người yêu văn chương”. - Cách tiếp cận sáng tác của nhà văn từ góc nhìn của tác giả bài viết đã mở ra cho người đọc một hướng tiếp nhận tập truyện Chân trời cũ, đó không chỉ là văn chương mà còn là những gì được chắt lọc từ cuộc đời của nhà văn, một tác phẩm viết từ khi nhà văn còn rất trẻ nhưng lại có một sức sống thật lâu bền, một chân trời cũ nhưng không bao giờ cũ. Đó chính là nét tạo nên sức hấp dẫn của Chân trời cũ mà Vương Trí Nhàn truyền tải đến người đọc. Trả lời câu hỏi Chân trời không bao giờ cũ Câu 3 Hãy nhận xét về giọng điệu của bài viết và sự phù hợp của nó với đối tượng được nói tới. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Chú ý đến giọng điệu và sự phù hợp của bài viết Lời giải chi tiết: Vương Trí Nhàn viết về tác phẩm Chân trời cũ của Hồ Dzếnh khi tác giả đã qua đời. Trong bài viết, ông đã dành cho Hồ Dzếnh thái độ trân trọng cộng thêm những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về văn chương, về thái độ tự nhiên, an nhiên của Hồ Dzếnh trong cuộc đời mà người đọc có thể nhận ra khi đọc cuốn sách Chân trời cũ. Một bài viết hàm súc, dồn chứa những suy tư sâu sắc của tác giả về văn và đời, gợi nhiều ấn tượng và cảm xúc của người đọc về nhà văn. Trả lời câu hỏi Chân trời không bao giờ cũ Câu 4 Sau khi đọc bài viết, bạn có muốn tìm đọc tập truyện ngắn Chân trời cũ không? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản “Chân trời không bao giờ cũ” (SGK trang 81) - Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài viết và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Nội dung của cuốn sách không được trực tiếp giới thiệu thông qua bài tuy nhiên bằng những cảm nhận và suy ngẫm về những giá trị tự thân mà cuốn sách đem đến cho người đọc, bài viết có thể khơi gợi niềm cảm hứng cho người đọc về sức sống và sức hấp dẫn của cuốn sách. Văn bản Nhà thơ Quang Dũng- khúc song hành thơ và họa Câu 1 Bài viết đã đưa đến những thông tin gì về cuốn sách? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản Nhà thơ Quang Dũng-khúc song hành thơ và họa (SGK trang 83) - Chú ý đến những thông tin cuốn sách Lời giải chi tiết: - Mục tiêu là giới thiệu được những thông tin quan trọng đáp ứng nhu cầu và sở thích của độc giả – người tiếp nhận về cuốn sách. - Người đọc có thể tiếp nhận được những thông tin cơ bản, nổi bật về tập thơ – hoạ của Quang Dũng, từ thông tin về việc phát hành đến những thông tin về tác giả Quang Dũng và nội dung của cuốn sách. - Những thông tin được giới thiệu khá chi tiết, giúp độc giả có thể tiếp nhận được nội dung của cuốn sách và thời điểm xuất bản (kỉ niệm 100 năm ngày sinh Quang Dũng). Văn bản Nhà thơ Quang Dũng- khúc song hành thơ và họa Câu 2 Những nội dung nổi bật nào của cuốn sách đã được tác giả giới thiệu? Cách giới thiệu đó có thể khơi lên ở người đọc những ấn tượng gì về cuốn sách? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản Nhà thơ Quang Dũng-khúc song hành thơ và họa (SGK trang 83) - Chú ý đến những nội dung cơ bản của cuốn sách và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Về nội dung, bài viết tập trung giới thiệu những nét nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả Quang Dũng trên cả hai phương diện: thơ và hoạ. Nhằm giúp độc giả hiểu về những nét hấp dẫn của cuốn sách, tác giả đã kết hợp giới thiệu về các chặng đường trong cuộc đời của Quang Dũng, tính cách, đam mê của nhà thơ, những lí do làm nên điểm đặc sắc và giá trị của những bài thơ, bức hoạ của Quang Dũng. - Cách để đưa cuốn sách đến gần với độc giả đó là giới thiệu kết hợp giữa những chi tiết về cuộc đời và thơ ca, hội hoạ, đặc biệt là một số dẫn chứng về thơ và hoạ có thể đem lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm về cuốn sách. Văn bản Nhà thơ Quang Dũng- khúc song hành thơ và họa Câu 3 Cách trình bày, triển khai văn bản này có điểm gì khác so với hai văn bản trên? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản Nhà thơ Quang Dũng-khúc song hành thơ và họa (SGK trang 83) - Chú ý đến cách trình bày và triển khai văn bản Lời giải chi tiết: - Mục đích chính là có thể cung cấp thêm những thông tin quan trọng về cuốn sách, bài viết đi theo hướng: + Đầu tiên đặt trọng tâm vào việc cung cấp thông tin về ấn phẩm của lần xuất bản này và hình thức bên ngoài cuốn sách, qua đó tạo nên ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho người đọc. + Tiếp theo bài viết giới thiệu khái quát về những điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn của cuốn sách về cả hai phương diện thơ và hoạ; + Đoạn kết là những đánh giá ngắn gọn nhằm tôn vinh giá trị của cuốn sách và tài năng của Quang Dũng. - Hình thức trình bày cũng theo hình thức của văn bản thông tin, sắp xếp nội dung theo những tiêu mục ngắn gọn, nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về cuốn sách. Đặc biệt, việc kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình tạo nên nét hấp dẫn riêng của bài viết.
|